Giáo viên chủ nhiệm - cần sáng tạo nhưng đừng quá ngẫu hứng

GD&TĐ - Đổi mới giáo dục đã và đang đặt ra yêu cầu học sinh được giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức được quan tâm. Điều đó phụ thuộc lớn vào năng lực của thầy cô giáo - những người làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Chính vì vậy, đổi mới, sáng tạo trong công tác chủ nhiệm lớp cũng là đòi hỏi tất yếu để mang lại hiệu quả giáo dục.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vị thế chưa hoàn thiện

Một thực trạng khác mà cô Nguyễn Hoài Trang - GV Trường THPT chuyên Hạ Long - Quảng Ninh chỉ ra: Cách thức xử lý HS vi phạm của một số GVCN đôi khi ngẫu hứng, sử dụng phương pháp sư phạm, phương pháp giáo dục chưa phù hợp và thiếu tính chuyên nghiệp dễ dẫn đến vi phạm đạo đức nhà giáo, thậm chí xúc phạm nhân phẩm HS, gây khó chịu đối với cha mẹ HS.

Thực tế cho thấy, học sinh (HS) luôn hiếu động, nhạy bén trước cái lạ, cái mới… Tuy nhiên, không ít giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp (GVCN) vẫn thụ động, chạy theo các vụ việc. Phần lớn các công việc của giáo viên lệ thuộc quá nhiều ở sự nhắc nhở, chỉ bảo của lãnh đạo nhà trường. Không ít GVCN còn trông chờ, ỷ lại, chưa thể hiện sự chủ động của mình và cũng không thể lúc nào cũng nắm bắt kịp thời tình hình cụ thể của từng lớp, của từng đối tượng HS. Nếu GVCN không sát sao với từng HS trong lớp dẫn đến tồn tại, khuyết điểm phổ biến là không kịp thời ngăn chặn các biểu hiện xấu của HS khi vụ việc còn đang tiềm ẩn.

Việc vận dụng yếu tố tâm lý trong giáo dục hành vi HS của một số GVCN còn đơn điệu, mang nặng tính áp lực, răn đe buộc HS vâng lời tức thời, không làm cho HS nhận thức đúng vấn đề. Không kịp thời, còn nóng vội và thiếu kinh nghiệm khi xử lý các vụ việc, thiếu bao dung cần thiết mà thiên về xử phạt. Chưa thấu hiểu hết nguyên nhân sâu xa dẫn đến những tâm sự riêng của HS, chưa cùng HS chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, bế tắc, vướng mắc một cách chân tình.

Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

Đổi mới giáo dục từ công tác chủ nhiệm

Với hiệu quả ban đầu từ đổi mới công tác GVCN, cô Nguyễn Hoài Trang chia sẻ kinh nghiệm: Thử nghiệm đổi mới được chia theo nhiều bước: Lập kế hoạch, chỉ rõ chương trình công tác chủ nhiệm toàn năm; báo cáo kế hoạch với lãnh đạo nhà trường; trao đổi phối hợp với ban đại diện cha mẹ HS đồng thời thảo luận với tập thể lớp mình chủ nhiệm. Thực hiện kế hoạch chủ nhiệm trong toàn năm học, trong đó chú ý trao đổi công việc với các bộ phận có liên quan như Đoàn Thanh niên nhà trường, các GV bộ môn. Sau đó đánh giá các hoạt động đã thực hiện trong từng tháng và cuối học kỳ, rút kinh nghiệm để bổ sung cho sáng kiến. Báo cáo công tác chủ nhiệm cuối tháng và cuối kỳ, tổng kết lớp học cuối năm…

Cũng theo cô Trang, để làm tốt công tác GVCN, các hoạt động liên quan tới quản lý HS đều cần tới sự vào cuộc và phối hợp tích cực giữa nhà trường, đoàn thể, GVCN, gia đình HS. GVCN phải biết lắng nghe, chia sẻ và thường xuyên tìm hiểu tâm lý HS qua mỗi năm học, khóa học khác nhau. Không áp dụng máy móc 1 phương pháp hay cách thức quản lý. Đặc biệt GVCN phải thể hiện sự nhiệt tình, ân cần, khoa học và công bằng giữa các HS, thường xuyên tìm tòi những cách làm tốt, đổi mới hình thức sinh hoạt, thu hút sự tham gia của đông đảo HS…

Theo cô Nguyễn Đồng Trang - Trường TH Trần Phú - ĐắkR’Lấp, Đắk Nông, để làm tốt công tác GVCN thì việc dành thời gian quan tâm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp và giờ sinh hoạt lớp vô cùng cần thiết.

Bằng những sự việc hàng ngày, GVCN giúp HS phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái nên làm - cái không nên làm, cái xấu - cái tốt… Từ đó, HS tự lựa chọn cách ứng xử sao cho hợp chuẩn mực chung của xã hội. GVCN cũng có trách nhiệm giúp HS biết cách hòa nhập tập thể, tôn trọng lợi ích tập thể, cộng đồng. GVCN phải biết cách gieo nhu cầu, biết tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu giáo dục; phải để HS tự kiểm tra - đánh giá, ra quyết định cho các hành vi của mình…

Với một tập thể lớp học việc nảy sinh các vấn đề trong mỗi buổi học là điều khó tránh, người GVCN cần phải có mặt với lớp vào 15 phút đầu giờ, nếu buổi nào GVCN không có tiết dạy cũng cần phải đến lớp, GVCN đến lớp để giúp HS ôn bài và chuẩn bị bài mới hoặc nếu có vấn đề xảy ra ở buổi học trước thì kịp thời chấn chỉnh… Nếu thực hiện tốt và thường xuyên việc sinh hoạt đầu giờ, HS sẽ ổn định tâm lý, bước vào buổi học tốt hơn.

Tuy có Hội đồng tự quản của lớp nhưng GV không được giao lớp hoàn toàn cho các em mà cần phải để ý một cách thường xuyên và kịp thời nhắc nhở, động viên các em. Mặt khác, GVCN cũng cần phát huy khả năng làm việc của các thành viên Hội đồng tự quản. Định hướng cho Hội đồng tự quản làm việc, tôn trọng ý kiến đề xuất và cách làm việc của các em…

Để tạo thêm hiệu quả, GVCN phải tạo được không khí vui vẻ và thoải mái trong giờ sinh hoạt lớp. HS được nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần của lớp với thời gian ngắn mà dành thời gian nhiều hơn cho việc vạch ra phương hướng tuần tới, sinh hoạt văn nghệ.

Với cô Nguyễn Thị Khánh - GV Trường THPT Phan Đình Phùng – Hà Nội, áp dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực (HS tự ra quyết định tự chịu trách nhiệm) trong giáo dục nhân cách, đạo đức HS sẽ mang đến hiệu quả cao. Phương pháp này đòi hỏi GV cần thống nhất, xác định và tuân thủ nguyên tắc khi làm việc. GVCN cần hiểu rõ hoàn cảnh, đặc điểm của từng HS từ đó có phương pháp giáo dục riêng cho từng đối tượng. GVCN phải kiên trì chấp nhận những tồn tại, mặt yếu kém của HS; khách quan trong việc nhìn nhận đánh giá những biểu hiện lệch chuẩn của HS…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.