Giáo sư Phan Văn Trường bật mí cách dạy – học tốt môn tiếng Anh

GD&TĐ - Nhằm từng bước đổi mới phương pháp dạy – học tiếng Anh tăng cường, ngày 3/4, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị chuyên đề “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hướng đến công dân toàn cầu”.

Hội nghị thu hút rất đông CBQL, giáo viên tiếng Anh các trường THCS tại Vĩnh Phúc tham dự
Hội nghị thu hút rất đông CBQL, giáo viên tiếng Anh các trường THCS tại Vĩnh Phúc tham dự

Hội nghị được tổ chức tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc với nội dung chính là bài thuyết giảng của Giáo sư Phan Văn Trường với sự tham gia của lãnh đạo và giáo viên tiếng Anh các trường THCS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Dự hội nghị còn có sự hiện diện của ông Ngô Chí Tuệ - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Đặng Công Hòa – PGĐ Sở GD&ĐT; bà Hà Thị Kim Dung – Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Vĩnh Phúc cùng đại diện một số phòng chức năng của Sở.

GS. Phan Văn Trường chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ quản lý và giáo viên dạy tiếng Anh các trường THCS tại Vĩnh Phúc
GS. Phan Văn Trường chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ quản lý và giáo viên dạy tiếng Anh các trường THCS tại Vĩnh Phúc

Tại hội nghị, Giáo sư Phan Văn Trường đã truyền đạt những kiến thức cùng những câu chuyện thực tế xoay quanh khái niệm công dân toàn cầu; Công dân toàn cầu làm những công việc gì? Cách triển khai công việc ra sao? Quản lý thời gian và đánh giá hiệu quả công việc như thế nào? Và giải đáp những quan tâm, thắc mắc của giáo viên về công dân toàn cầu cũng như cách dạy – học tiếng Anh của một số nước trên thế giới.

Chia sẻ về cách để dạy - học tốt môn tiếng Anh, Giáo sư Phan Văn Trường nêu quan điểm: Chủ chốt trong việc học tiếng Anh là phải tạo được môi trường cho đứa trẻ. Điều quan trọng hơn, đó là người giáo viên phải yêu môn tiếng Anh mình dạy. Chỉ khi giáo viên yêu thích thì mới tạo sự thú vị và động lực cho học sinh học tiếng Anh.

Muốn giáo viên yêu tiếng Anh thì nhà trường cũng phải tạo cơ hội cho giáo viên có được môi trường nói tiếng Anh. Ví dụ như có thể tạo các buổi gặp gỡ giữa các phái đoàn nước ngoài hoặc đơn giản hơn là những buổi giao lưu với những doanh nghiệp sử dụng tiếng Anh trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh…

Ông Ngô Chí Tuệ, Đặng Công Hòa và bà Hà Thị Kim Dung (thứ tự từ trái qua) tặng hoa GS Phan Văn Trường tại hội nghị
Ông Ngô Chí Tuệ, Đặng Công Hòa và bà Hà Thị Kim Dung (thứ tự từ trái qua) tặng hoa GS Phan Văn Trường tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Công Hòa, PGĐ Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nhấn mạnh: Ngành GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD&ĐT giai đoạn 2021-2025, nhằm tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ tiếp cận chuẩn năng lực tiếng Anh quốc tế cho học sinh phổ thông.

Trong đó, bắt đầu từ năm học 2021-2022 sẽ triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường có quản lý, giám sát theo tiêu chuẩn ISO theo hình thức xã hội hóa. Hội nghị ngày hôm nay là bước đầu tiên triển khai các nhiệm vụ thuộc Đề án ngoại ngữ của tỉnh.

Giáo viên nêu câu hỏi tại hội nghị
Giáo viên nêu câu hỏi tại hội nghị

Qua hội nghị lần này, ông Đặng Công Hòa tin tưởng, những nhận thức mới, sự quyết tâm, yêu nghề của đội ngũ CBQL, các thầy cô giáo dạy tiếng Anh trong toàn ngành sẽ là động lực, tạo môi trường hấp dẫn, tích cực đem lại hứng thú học tập ngoại ngữ cho học sinh; Góp phần quan trọng trong việc đào tạo thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay.

Giáo sư Phan Văn Trường là cố vấn thường trực của Chính phủ Cộng hòa Pháp về thương mại quốc tế từ thập niên 1990.  Ông là chuyên gia đàm phán quốc tế, từng lãnh đạo ba tập đoàn đa quốc gia làm việc trên 60 nước. Từng hội kiến với khá đông chính khách và nguyên thủ quốc gia, ông là người có bề dày kinh nghiệm tham gia cố vấn trực tiếp cho chính phủ cùng các tập đoàn lớn tại Việt Nam. Ông hai lần được Tổng thống Pháp phong Hiệp sĩ (Đài Ghi Công - 1990, Bắc Đẩu Bội Tinh - 2006).

Năm 2010, tại Hà Nội, ông vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã trao tặng Huy chương Vì Sự nghiệp Giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.