Chương trình có sự tham gia của các khách mời:
- Ông Lê Minh Thư – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh (Thanh Hóa);
- Bà Ngân Thị Thướng – Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh (huyên Quan Sơn, Thanh Hóa).
Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Quả thật vậy, vì “sản phẩm” của nghề dạy học chính là những con người có nhân cách, kiến thức, biết vận dụng tri thức, kỹ năng và bắt nhịp với thời đại.
Trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, đã có rất nhiều người thầy là tấm gương tiêu biểu về nhân cách đạo đức được nhân dân đời đời trọng vọng.
Tiếp nối truyền thống, thế hệ nhà giáo hôm nay vẫn ngày đêm miệt mài cống hiến, không ngừng đổi mới, sáng tạo góp sức chung lòng đưa nền giáo dục đất nước vươn cao, vươn xa.
Đối với những thầy, cô giáo “cắm bản” ở vùng núi cao, miền biên giới của Tổ quốc, hành trình gieo chữ đến với học trò là hành trình lấp lánh những giọt mồ hôi, thấm đẫm vào núi rừng.
Nhưng, đổi lại đó là niềm hạnh phúc của các em khi được đến trường mỗi ngày, là niềm hạnh phúc vô bờ của mỗi thầy, cô khi được chứng kiến các em trưởng thành.
Câu chuyện về những thầy, cô giáo “cắm bản”, tinh thần cống hiến từ những điều giản dị sẽ được cô giáo Ngân Thị Thướng – Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) và ông Lê Minh Thư – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) chia sẻ đến bạn đọc báo Giáo dục và Thời đại.
Ông Lê Minh Thư
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lang Chánh (Thanh Hóa)
Cô Ngân Thị Thướng
Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa)
Ông Lê Minh Thư
Để thu hút được giáo viên trẻ có năng lực, tâm huyết... trước hết địa phương phải có cơ chế, chính sách thu hút các nhân lực chất lượng thực sự, có như vậy giáo dục Lang Chánh mới phát triển được. Với cương vị là Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu không có sự ủng hộ, quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương thì không thể làm được.
Bên cạnh đó, cái khó hiện nay chế độ, chính sách chung chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống cho những người có trình độ, năng lực, tâm huyết. Bởi lẽ, họ thường lựa chọn môi trường làm việc tốt, có thu nhập cao. Tới đây, chúng tôi sẽ tham mưu cho huyện về chính sách thu hút đối với ngành giáo dục.
Bạn Ducthien@....:
Ông Lê Minh Thư
Trăn trở lớn nhất của tôi đối với giáo dục Lang Chánh hiện nay đó là: Tăng cường sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp, các ngành đối với sự nghiệp phát triển giáo dục Lang Chánh.
Chất lượng đội ngũ hiện nay, một bộ phận nhỏ chưa đáp ứng đuọc yêu cầu trong quản lý, chưa tạo sự đột phá, chưa dám nghĩ dám làm. Một bộ phận đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được phương pháp dạy học theo chương trình hiện nay.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiếu, úng dụng công nghệ thông tin trong day học chưa đáp ứng được su thế phát triển công nghệ số hiện nay. Chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa tạo được sự đột phá. Và, trăn trở lớn nhất của tôi, đó là học sinh chưa tạo được phong trào học tập, phụ huynh chua quan tâm đến việc học hành của con em, đang phó mặc cho ngành giáo dục.
Bạn Trinhnguyen...@gmail.com:
Ông Lê Minh Thư
Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng Giáo dục và Đào tạo Lang Chánh, những tấm gương thầy, cô giáo điển hình cho tinh thần cống hiến vì sự phát triển giáo dục, tình yêu thương dành cho học trò, gồm: Cô giáo Nông Thị Huệ - Trường Tiểu học Yên Khương. Thầy giáo Trân Hữu Trăm, giáo viên cắm ở bản Phá, Trường TH&THCS Tam Văn, hỗ trợ học sinh vượt khó trong học tập.
Cô giáo Trịnh Thị Liên - Hiệu phó Trường Tiểu học Quang Hiến cũ, nay là Trường Tiểu học thị trấn 2, đã từng cống hiến vùng sâu vùng xa, tấm gương về nâng cao chất lượng đội ngũ, hỗ trợ dạy học sinh nghèo, học sinh yếu kém.
Cô giáo Đặng Thị Tặng, Trường Tiểu học -THCS Tam Văn, vận động bà con tham gia xây dựng trường, dạy học sinh không thu tiền.
Ngoài ra còn nhiều tấm gương thầy cô giáo vì học sinh thân yêu, nhiều việc tốt chưa thể đề cập hết được những thầy, cô giáo thực sự là tấm gương sáng, cho mọi thế hệ noi theo.
Bạn Đức Duy, Hà Tĩnh:
Ông Lê Minh Thư
Đối với hành trình “gieo chữ” cho các em nhỏ ở Lang Chánh, những điều khó khăn lớn nhất đó là: Học sinh hầu hết là con em đồng bào dân tộc, việc thông thạo tiêng phổ thông đang còn nhiều hạn chế.
Nhiều em nói tiếng phổ thông chưa thạo, dẫn đến việc chuyển tải kiến thức, tiếp nhận kiến thức gặp nhiều khó khăn. Các em thiếu học liệu để phục vụ cho việc học tập; chưa tạo được phong trào học tập, phương pháp kỹ năng học tập thiếu.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh chưa hăng say học tập, chưa tạo được sự đam mê, chưa hình dung được học để làm gì, dẫn đến thầy, cô giáo phải rèn luyện tất cả các kỹ năng cho các em từ đầu.
Bạn Phan Huyền, Nghệ An:
Ông Lê Minh Thư
Với thời gian 11 năm 6 tháng công tác tại Trường THCS Giao An, tôi đã trải qua những thăng trầm của cuộc sống.
Giao An trước kia là xã vùng sâu, xa đặc biệt khó khăn của huyện Lang Chánh. Trong thời gian này tôi cảm nhận được bao khó khăn vất vả. Ngày đầu về công tác, đi trên con đường đầy chông gai, cách thị trấn Lang Chánh 11,5km nhưng chúng tôi đi bộ hết 3 giờ đồng hồ, vì không có phương tiện.
Khi vào đến trường, tôi nhìn mãi không biết trường ở đâu, hỏi bà con mới chỉ lên trên đồi, đó là ngôi trường mái lá đơn sơ lợp bằng lá tranh, vách nứa. Có 4 phòng học và một dãy nhà ở của giáo viên cũng 4 phòng. Nhưng khi bước vào cổng trường, ai cũng vui vẻ đón tiếp niềm nở, ân cần.
Cuộc sống vô cùng vất vả với tháng lương đầu tiên 40.000 đồng. Thế nhưng, mình đã lựa chọn nghề, chứ không phải nghề chọn mình. Cuộc sống lúc bấy giờ luôn thiếu thốn, miếng ăn cũng không đủ, thỉnh thoảng cuối chiều tan lớp, chúng tôi lại vào nhà dân xin củ sắn, củ khoai… Bà con nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường rất thân thiện, đùm bọc thầy cô giáo.
Giáo dục xã Giao An lúc bấy giờ hết sức khó khăn, học sinh đi học ít, tỷ lệ bỏ học nhiều. Hằng ngày, chúng tôi phải đi vào trong bản để vận động các em đến trường lớp, mở các lớp phổ cập xóa mừ chữ, vận động bà con quan tâm đến việc học hành của con em. Bởi, chỉ có học mới có kiến thức, học mới thoát nghèo, học mới làm gia đình và xã vươn lên phát triển. Vậy là từ đó, phong trào học tập đi lên mọi người ai cũng gọi tôi bằng tiếng địa phương là “Sầy Thư” nghĩa là thầy Thư.
Giữa lúc phong trào học tập đang đi lên, học sinh ra trường càng cao, phòng học thì không đủ, tôi đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã Giao An khảo sát, để chuyển địa điểm trường đến một ví khác đủ diện tích và phát triển lâu dài. Sau đó, ngôi trường được chuyển đến địa điểm Bãi Gỗ, gần bờ sông Âm ngày nay, một ngôi trường khang trang, bà con rất phấn khởi.
Bạn Phamhien90@...:
Ông Lê Minh Thư
Trên địa bàn huyện Lang Chánh hiện nay có khoảng 450 giáo viên từ vùng đồng bằng, thành thị lên miền núi công tác trong lĩnh vực giáo dục. Số giáo viên chúng tôi nói trên lên Lang Chánh công tác, coi như là “cắm bản” rồi.
Vì Lang Chánh chủ yếu là đồng bào dân tộc, ở đâu cũng có làng, bản và họ gắn trách nhiệm của mình vì sự phát triển giáo dục quê hương Lang Chánh. Những giáo viên này, họ đã bỏ cả tuổi thành xuân, bỏ chốn phồn hoa đô thị, bỏ đồng bằng theo tiếng gọi con tim, họ lên miền núi cống hiến và ở lại sinh sống, làm việc đầy trách nhiệm vì những ánh mắt ngơ ngác của học trò vì con chữ, vì sự phát triển giáo dục và vì quê hương Lang Chánh.
Cuộc sống của giáo viên chủ yếu sống dựa vào đồng lương, một số thầy cô giáo đã phải làm thêm nghề buôn bán, kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.
Một số thầy cô không làm thêm nghề gì được, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, vì đồng lương đang còn thấp. Song, vì trách nhiệm, tất cả vì học sinh thân yêu, mà họ đã quên đi sự khó khăn, tập trung vào nghiên cứu chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy và học để chuyển tải kiến thức đến cho học sinh. Các thế hệ học sinh được dạy dỗ có kiến thức, có kỹ năng sống, thầy cô giáo đã vơi đi những nhọc nhằn.
Bạn Locphucvu@...:
Ông Lê Minh Thư
Theo tôi, lan tỏa trước hết phải là con người tâm huyết, đầy trách nhiệm, cống hiến, trăn trở bằng những hành động cụ thể, không vì lợi ích cá nhân, vì cộng đồng và được xã hội ghi nhận. Đặc biệt là đem lại hạnh phúc cho các em học sinh, thầy giáo, cô giáo và nhân dân địa phương được hưởng niềm vui.
Bạn Vunguyenbao@...:
Ông Lê Minh Thư
Phòng Giáo dục và Đào tạo là một phòng chuyên môn của UBND huyện, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo có chức năng tham mưu cho HĐND, UBND huyện về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, hoạch định chiến lược phát triển GD&ĐT trên địa bàn huyện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo hoạt động theo sự phân cấp quản lý Nhà nước theo Nghị định 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ về quy định trách nhiệm quả lý Nhà nước về giáo dục. Trải qua 39 năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lang Chánh, các thế hệ lãnh đạo Trưởng phòng, phó trưởng phòng, viên chức phòng luôn trăn trở, tâm huyết, đầy tinh thần trách nhiệm; Luôn tham mưu tốt cho cấp ủy đảng, chính quyền huyện về phát triển giáo dục huyện nhà đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Bạn Nguyên Bình, Nông Cống:
Ông Lê Minh Thư
Tôi sinh ra và lớn lên trong vùng quê nghèo nên luôn thấu hiểu được sự khát khao mong mỏi của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cũng như bao thế hệ học sinh luôn ước mơ.
Để thay đổi được diện mạo giáo dục huyện Lang Chánh, với trách nhiệm của mình, tôi đã mạnh dạn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện cụ thể bằng các Nghị quyết, Đề án phát triển giáo dục trên địa bàn huyện, như: Nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền về nâng cao chất lượng giáo dục; Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia; Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị trường lớp học;
Đề án trường trọng điểm chất lượng cao; Đề án khuyến khích khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Kế hoạch xã hội hóa giáo dục đầu tư cho giáo dục... đã được huyện quan tâm đầu tư ngày càng khang trang, đáp ứng nhu cầu trường lớp học, chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhon đã có bước phát triển…
Đặc biệt, tôi đã tiếp cận với các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức thiện nguyện để trình bày những thiếu thốn, khó khăn của huyện về cơ sở vật chất, như thiếu phòng học, thiết bị dạy và học, nhà vệ sinh cho học sinh...
Qua đó, các nhà hảo tâm đã quyết định đầu tư nhiều phòng học, nhà vệ sinh ở vùng sâu, xa, như: Các trường Mầm non, Tiểu học xã Yên Khương; xã Yên Thắng; Lâm Phú; Trường Tiểu học-THCS Tam Văn; xã Đồng Lương.... với tổng kinh phí thực hiện khoảng 40 tỷ đồng. Tấm lòng của quý nhà hảo tâm đã làm thay đổi diện mạo cơ sở vật chất trường, lớp học trên địa bàn huyện Lang Chánh.
Bạn Chuyenvu...@gmail.com:
Ông Lê Minh Thư
Theo tôi, khó khăn nhất là điều kiện kinh tế của huyện phát triển chậm, thu nhập của người dân thấp, dẫn đến việc đầu tư cho con em học tập còn nhiều hạn chế.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp học đang còn thiếu, xuống cấp chưa đáp ứng được đầy đủ sự phát triển hiện nay. Kinh phí, nguồn lực đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng được sự phát triển.
Bên cạnh đó, một bộ phận người dân chưa quan tâm đến việc học tập của con em. Tỷ lệ độ tuổi trong lao động trẻ đi làm ăn xa bỏ mặc con cái cho ông, bà chăm sóc đã làm ảnh hưởng đến sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục kỹ năng sống của trẻ, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện miền núi nói chung, Lang Chánh nói riêng.
Bạn Thu Vũ, Hòa Bình:
Ông Lê Minh Thư
Đến nay, huyện Lang Chánh đã là đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục – xóa mù chữ. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 83,87%. Nghị quyết Đại hội Đảng Khóa XXIII của huyện Lang Chánh giai đoạn 2020-2025 chỉ tiêu 90%, đến năm 2025 trường chuẩn quốc gia là 100% vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THCS, THPT đạt trên 96%. Hằng năm đều có học sinh đậu trường THPT chuyên Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và đoạt giải trong cuộc thi. Học sinh đoạt Huy chương Vàng Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực miền Trung.
Số học sinh đậu Đại học, Cao đẳng hằng năm tăng cao, trong đó có học sinh đậu vào các trường Đại học tốp đầu của cả nước. Học sinh là con em đồng bào dân tộc đậu vào các trường Đại học tỷ lệ cao.
Bạn Hoàng Thảo, Nga Sơn:
Ông Lê Minh Thư
Ngành Giáo dục huyện Lang Chánh hiện tại so với trước kia đã có nhiều thay đổi đáng kể. Trong đó, phải kể đến cảnh quan môi trường giáo dục, trường học được khang trang, sạch, đẹp và thân thiện. Khuôn viên trường học được quy hoạch đảm bảo đủ diện tích theo quy định. Mạng lưới trường học được sắp xếp, quy hoạch lại giảm các điểm trường khu lẻ phù hợp với sự phát triển chung.
Cơ sở vật chất trường học được tăng cường đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, như: Chương trình kiến cố hóa trường lớp học; Chương trình 135 của Chính phủ; các nguồn xã hội hóa giáo dục, như: Kêu gọi các tổ chức phi chính Phủ, tổ chức thiện nguyện, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp trên toàn quốc hỗ trợ.
Cơ sở vật chất trường lớp học hiện nay có bản đã xóa được các phòng học tranh tre, nứa lá. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn thiếu các phòng học, phòng học bộ môn.
Kỹ năng sống của học sinh được trang bị tốt, có ý thức kỷ luật cao. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến cuối năm 2021 đạt 83,87%. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ bản đủ về số lượng, chủng loại; trình độ đào tạo đạt chuẩn (100%) trên chuẩn cao hơn 90%.
Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên, chất lượng giáo dục mũi nhọn được quan tâm. Hằng năm, học sinh đậu vào các trường chuyên Lam Sơn, Cao đẳng, Đại học tỷ lệ ngày càng cao.
Bạn Thành Trung, Thanh Hóa:
Ông Lê Minh Thư
Lang Chánh là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, hiện có 9 xã và 1 thị trấn, là một vùng đất cổ, có quá trình giao thoa, tiếp biến và hội nhập về văn hóa lâu đời giữa các dân tộc. Tiêu biểu, như: Người Thái, người Mường... sau này là người Kinh, đã tạo nên văn hóa Thái - Mường Lang Chánh với sắc thái riêng.
Trong 6 năm tôi được cấp ủy, chính quyền huyện giao nhiệm vụ Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, với chức năng nhiệm vụ là người đứng đầu ngành Giáo dục, tôi luôn băn khoăn, vì sao giáo dục Lang Chánh phát triển chậm?
Tôi cũng luôn trăn trở, muốn đi tìm và mở ra một cánh cửa mới để cho giáo dục Lang Chánh phát triển. Tôi chỉ mong muốn một điều là người trưởng phòng luôn phải dốc hết tâm sức cống hiến, tìm ra những hướng đi cho sự phát triển giáo dục ở địa phương mình. Bởi, mảnh đất này cũng đã sinh ra nhiều thế hệ học sinh trưởng thành trên tất cả các lĩnh vực góp phần vào phát triển chung của quê hương đất nước.
Bạn hoangha83@...:
Cô Ngân Thị Thướng
Bên cạnh trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, để lan tỏa hơn nữa về tinh thần cống hiến của các thầy, cô giáo đến với xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ thì trước hết bản thân bản thân chúng ta phải tự trau dồi chuyên môn, tham gia nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nắm bắt tình hình và giúp cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, bản thân phải luôn không ngừng tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Xây dựng được kế hoạch làm việc và thực hiện theo kế hoạch từng ngày, tháng, năm, giờ nào việc ấy, nói đi đôi với làm, tác phong làm việc nhanh gọn, khoa học.
Nghiêm túc trong công tác phê bình và tự phê bình, giữ mối quan hệ với đồng chí đồng nghiệp, với nhân dân, với học sinh thân thiện, đúng mực. Phải gương mẫu đi đầu trong công tác, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Trong công tác chỉ đạo điều hành cần coi trọng kiểm tra giám sát nhằm hỗ trợ, tư vấn kịp thời khi đội ngũ có khó khăn và ghi nhận, nhân rộng những điển hình gương mẫu trong đơn vị.
Bí quyết thành công chính là phát huy được tinh thần đoàn kết của tập thể. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành để hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Phân công, phân nhiệm đúng người đúng việc, phát huy được năng lực sở trường từng người. Tạo động lực làm việc, xây dựng môi trường nhà trường an toàn - thân thiện. Bên cạnh đó là việc luôn gương mẫu trong công tác; động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.
Làm tốt công tác tham mưu, đồng thời chủ động trong vận động, xã hội hóa để xây dựng nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp, đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục hiện nay.
Bạn Doanmanh...@gmail.com:
Cô Ngân Thị Thướng
Mặc dù, nhà trường đã được cơ bản đầu tư dần khang trang hơn, tuy nhiên so với nhu cầu giáo dục hiện nay thì nhà trường còn thiếu thốn nhiều hạng mục. Do Tam Thanh là một xã rộng, đông dân nên các điểm trường lẻ vẫn còn, chính vì vậy các hạng mục công trình chưa được tập trung đầu tư đầy đủ.
Bên cạnh đó, do xã Tam Thanh tuy chưa đạt chuẩn Nông thôn mới nhưng vừa ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn (vùng III), giáo viên cũng bị cắt giảm khoản tiền phụ cấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của toàn thể giáo viên. Đây cũng là điều mà tôi trăn trở nhất vì điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế cũng như đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên nhà trường.
Qua đây tôi cũng rất mong nhà nước ta sẽ có những chế độ đãi ngộ cho nền giáo dục nói chung và ngành giáo dục mầm non miền núi nói riêng, để các cô yên tâm hơn trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
Bạn Hoangsonkts@...:
Cô Ngân Thị Thướng
Là người giáo viên chắc hẳn trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cũng như chăm sóc học trò sẽ có rất nhiều kỷ niệm để lại dấu ấn khó quên. Thậm chí, có thể sẽ theo chúng ta đi suốt cuộc đời.
Với riêng tôi, là một giáo viên đã có 23 năm công tác, cũng đã có biết bao kỷ niệm vui buồn. Nhưng ấn tượng để lại sâu sắc nhất trong tôi đó là kỷ niệm về một buổi đến thăm một điểm lẻ xa nhất của trường vào dịp tôi mới đến trường.
Khi mới được phân công về nhận công tác tại Trường Mầm non Tam Thanh, việc đầu tiên của tôi là đi thăm và nắm bắt tình hình các điểm trường.
Khi ấy, trời tháng 9 se lạnh, chúng tôi vào bản xa nhất của xã để thăm cô trò. Điểm trường được đặt trên một ngọn đồi nhỏ, tách biệt với nhà dân, không điện lưới, không có một thiết bị trò chơi nào hiện đại cho các cháu vui chơi, phòng học được làm bằng tre, nứa.
Khi đến nơi là cảnh cô trò đang cùng nhau chơi trò “Bập bênh” được làm bằng 2 đoạn luồng được phụ huynh mang đến ghép lại thành cầu để chơi.
Đi vào trong lớp học, không có một góc học nào có đầy đủ các thiết bị để phục vụ công tác giáo dục trẻ. Phía dưới nền nhà, thấy dép cô trò được xếp gọn gàng, ngay ngắn nhưng có rất nhiều đôi bị sứt, rách và cũ kĩ.
Lúc đó, tôi có hỏi một cháu: “Một chiếc dép của con rách hết rồi, sao con không bảo mẹ mua đôi mới?”. Bé hồn nhiên nói: “Mẹ con dặn cứ để chiếc còn lại rách đều rồi mẹ mới đi làm nan về bán lấy tiền mua dép mới!”.
Tôi vừa buồn cười mà cũng vừa thương vì câu trả lời hồn nhiên của bé. Nhưng có lẽ từ câu nói đó, đã thôi thúc tôi phải làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người hiểu thấu hơn về sự vất vả của cô trò nhà trường cũng như bà con nơi đây. Và hy vọng một ngày nào đó các con sẽ được học tập, vui chơi dưới một mái trường khang trang, sạch đẹp và đầy đủ mọi tiện nghi.
Bạn Duyenvu...@gmail.com:
Cô Ngân Thị Thướng
Trong suốt những năm tháng cầm phấn, tôi đã chứng kiến bao lớp thầy, cô đồng nghiệp đã hi sinh cả tuổi thanh xuân để gắn bó với các em gieo những con chữ đến với các em tộc thiểu nơi đây.
Làm việc xa nhà, sống giữa bản nghèo đường xá đi lại khó khăn, phải xa chồng con nhưng những khó khăn đó không làm thầy, cô lùi bước.
Trong công tác chuyên môn, các cô luôn tích cực trau dồi kiến thức, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đưa ra phương pháp giảng dạy dễ hiểu giúp các em học sinh nắm chắc từng con chữ, từng kiến thức cần thiết.
Trong công việc cũng như trong cuộc sống, bản thân các cô giáo luôn gương mẫu và thực hiện tốt nhiệm vụ của người cán bộ giáo viên, luôn tích cực tham gia mọi phong trào và hoạt động của nhà trường. Niềm vui, niềm hạnh phúc nhất của người giáo viên đó là thấy sự trưởng thành của các em học sinh thân yêu của mình.
Phát huy tinh thần trách nhiệm của người giáo viên nhân dân, bằng tình thương yêu con trẻ, cô giáo đã gieo vào lòng các em học sinh của mình những tình cảm yêu thương nhất, để mang tới cả một miền tri thức cho các em.
Chính từ sự chăm sóc, dạy bảo của các cô mà các em đều chăm ngoan, lễ phép, đặc biệt là các em luôn yêu con chữ. Những đôi mắt trong sáng, nụ cười hồn nhiên của học trò luôn là động lực tiếp thêm sức mạnh cho các cô giáo trẻ, vượt qua khó khăn hoàn thành việc gieo con chữ trên vùng núi cao này.
Bạn Minh Du:
Cô Ngân Thị Thướng
Suốt những năm qua, công tác phát triển giáo dục xã Tam Thanh nói chung, trường MN Tam Thanh nói riêng đã đạt được rất nhiều thành tích đáng kích lệ. Trong các hội thi từ bậc Mầm non đến THCS cả giáo viên và học sinh đều mang lại kết quả cao.
Có được những thành công đó, phải kể đến sự đóng góp bền bỉ, không ngừng nghỉ của các cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết đối với việc sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên đang công tác tại các trường học điểm lẻ hay còn gọi là “giáo viên cắm bản”.
Đã rất nhiều thế hệ các thầy, cô giáo không ngại khó, ngại khổ để cống hiến tuổi xuân của mình với nhà trường, không chỉ làm công tác dạy học, mà các thầy cô cùng với nhà trường làm tốt các công tác dân vận, tuyên truyền về giáo dục, giúp nhà trường ngày một phát triển.
Để tri nhân những đồng chí không ngại khó, ngại khổ, miệt mài trong công tác giảng dạy cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ... Ban lãnh đạo nhà trường thường xuyên thăm hỏi, động viên, tổ chức tuyên dương về gương vượt khó trong các dịp lễ của ngành hoặc các lễ trọng đại khác trong năm. Qua đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kêu gọi xã hội tiếp tục quan tâm, giúp đỡ đội ngũ giáo viên và học sinh ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Bạn anhnguyen72@...:
Cô Ngân Thị Thướng
Khi đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng, tôi luôn trăn trở tìm giải pháp, huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, phục vụ tốt nhu cầu dạy và học.
Bên cạnh sự quan tâm của các cấp, ngành, tôi đã nỗ lực kết nối với các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm để chia sẻ về sự khó khăn của nhà trường, sự thiệt thòi thiếu thốn của các cháu nhỏ nơi biên giới xa xôi này. Từ đó, chúng tôi đã được các nhà hảo tâm biết đến, thường xuyên đến chia sẻ, giúp đỡ và trang cấp các thiết bị, đồ dùng cho trẻ như: Bàn ghế, đồ dùng trong bếp, quần áo, chăn màn, đồ chơi trong nhà và đồ chơi ngoài trời...
Đặc biệt, năm học 2021-2022, nhà trường rất hạnh phúc và vui mừng khi được Trung tâm PT-TH Quân đội phối hợp Công ty cổ phần phát triển nhà số 5 Hà Nội và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đến đầu tư xây dựng và trao tặng ngôi trường với tổng diện tích xây dựng Trường là 390 m2, sân trường có mái che 210 m2 trên diện tích khu đất khoảng 1200 m2 bao gồm: 05 phòng học có khu vệ sinh riêng; 01 phòng hiệu bộ; khu bếp; khu vệ sinh chung cùng các trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc học tập sinh hoạt của các cháu; sân vườn khu vui chơi; đường, kè đá tường rào bao quanh Trường. Tổng kinh phí đầu tư hơn 3,248 tỷ đồng.
Điều này sẽ giúp những thầy cô giáo của địa phương vững tin hơn trong công tác nuôi dạy các em.
Bên cạnh đó, tôi cũng hi vọng, cơ sở mới của trường sẽ khuyến khích các phụ huynh đưa con em đến trường, tạo niềm hứng khởi cho các em trong môi trường giáo dục.
Bạn Hangnguyen@...:
Cô Ngân Thị Thướng
Như chúng ta đã biết, trong sự nghiệp giáo dục nghề “nuôi dạy trẻ” là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ” không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc, hơn hết đây là nghề làm vì “tình yêu”.
Tình yêu đối với trẻ là tình mẹ con, cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường Mầm non Tam Thanh có rất nhiều cô giáo tận tâm, giỏi nghề, yêu trẻ. Trong đó phải nhắc đến cô giáo Hà Thị Tươi - một trong những giáo viên giàu nhiệt huyết, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của Nhà trường.
Với 15 năm công tác trong nghề, cô luôn là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, hoạt bát, năng động. Cô Tươi cũng là một trong những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, hết lòng tận tụy với công việc, sống giản dị luôn hòa đồng, được mọi người yêu mến và phụ huynh tin tưởng.
Khi mới về trường công tác, cô Tưới được phân công dạy nhóm trẻ 24 -36 tháng tuổi. Mặc dù, những năm trước đây cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đồng lương của giáo viên ngoài biên chế thì ít ỏi. Nhưng với tình yêu thương, sự tâm huyết với nghề cô đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Với vai trò là một tổ trưởng chuyên môn, cô luôn gương mẫu đi đầu có trách nhiệm cao trong công việc. Đồng thời, luôn sáng tạo linh hoạt đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn như: Đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Đặc biệt, cô luôn có những đề xuất, tham mưu cùng Ban Giám hiệu nhà trường, các bộ phận chức năng, các ban ngành đoàn thể cũng như đội ngũ giáo viên các lớp để cùng nhau làm nên sự thành công phong trào giáo dục của nhà trường. Cô Tươi cũng là giáo viên đã 2 lần đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Với những việc làm thiết thực và những thành tích đạt được, cô giáo Hà Thị Tươi xứng đáng là tấm gương tiêu biểu hết lòng vì sự nghiệp trồng người cho thế hệ mai sau của Trường Mầm non Tam Thanh.
Bạn Ngannguyen...@gmail.com:
Cô Ngân Thị Thướng
Với cô giáo mầm non, ngoài công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ... việc xây dựng một môi trường giáo dục trẻ trong và ngoài lớp luôn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ.
Đối với Trường Mầm non Tam Thanh, với sự đồng lòng, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, nhà trường đã xây dựng một môi trường giáo dục theo hướng "Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" với cách bố trí các khu vực chơi và học, trong và ngoài lớp phù hợp, thân thiện.
Đặc biệt, mỗi đồ dùng, đồ chơi ngoài trời đều gắn liền với những nguyên liệu rất đỗi thân quen mà ngay cái nhìn đầu tiên trẻ có thể dễ dàng nhận ra nó được tạo ra từ cái gì. Các em được thỏa sức khám phá những hình ảnh được vẽ trên sân vô cùng sinh động. Từ đó tạo sự hứng thú cho các em mỗi khi đến trường.
Bạn Thanh Phương, Thanh Hóa:
Cô Ngân Thị Thướng
Giáo viên mầm non hiện là công việc đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Đây là một nghề cao quý và được trân trọng. Những tưởng công việc giáo dục chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non là đơn giản, dễ dàng nhưng không phải vậy. Đây cũng là một nghề mà mỗi người khi đảm nhận cũng phải chịu khá nhiều áp lực và cũng có yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng nhất định.
Nhiều người nghĩ rằng, giáo viên mầm non thoải mái và tự do nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Để lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ và sự an toàn của trẻ, giáo viên mầm non phải chịu rất nhiều áp lực.
Cô giáo mầm non cũng chính là người phải xử lý những tình huống hay gặp của trẻ như quấy phá, lười ăn, hay mắc các dấu hiệu tự kỷ. Bên cạnh đó, các cô giáo cũng gặp áp lực như soạn giáo án; chăm lo, tổ chức các hoạt động giáo dục theo dõi quá trình học tập, vui chơi của trẻ; để ý đến tâm lý của từng trẻ… Điều đó khiến các cô luôn phải bận bịu suốt cả ngày, ngoài ra còn áp lực về thời gian, và trách nhiệm là vô cùng lớn.
Đặc biệt, khác các cấp học khác, giáo viên mầm non không chỉ có nhiệm vụ dạy mà cả chăm sóc, nuôi dưỡng; với lớp nhỏ, từ ăn ngủ, vệ sinh… đều đến tay cô.
Vất vả là vậy nhưng đồng lương của giáo viên mầm non theo mặt bằng chung hiện nay rất thấp, không tương xứng với trách nhiệm và công sức mà các cô đã bỏ ra. Trong khi nhu cầu sinh hoạt, đời sống đang ngày một tăng cao. Nhiều gia đình cô giáo còn khá khó khăn về kinh tế, mọi chi tiêu trong gia đình chủ yếu trông chờ vào đồng lương của giáo viên, trong khi đó số trẻ trong lớp khá đông.
Vì vậy, nhiều giáo viên phải làm thêm ngoài giờ, tranh thủ các ngày nghỉ để cải thiện đời sống gia đình.
Bạn thinhnguyen...@gmail.com:
Cô Ngân Thị Thướng
Với đặc thù là vùng cao khó khăn, sau khi thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học... Trường mầm non Tam Thanh vẫn duy trì các điểm trường lẻ đối với bậc học mầm non.
Đường xá xa xôi, giao thông cách trở trong khi đội ngũ giáo viên mầm non hầu hết là nữ. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ duy trì các điểm trường mầm non, các cô giáo phải nỗ lực rất nhiều, thậm chí là phải tạm gác cả hạnh phúc cá nhân vì sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao.
Đó là tấm gương các cô giáo Lữ Thị Hằng, Lò Thị Ngọc và Lò Thị Nga. Để chuẩn bị cho một tuần học mới, ngày thứ Hai đầu tuần nào cũng vậy, các cô phải dậy từ sáng sớm để vượt qua cung đường quen thuộc nhưng khá vất vả từ xã Sơn Hà để đến với điểm trường Mầm non bản Ngàm (xã Tam Thanh, Quan Sơn).
Hành trang mang theo là quần áo, thực phẩm và những nhu yếu phẩm cần thiết cho cả tuần. Quãng đường vào điểm trường dài gần 20 km, trời nắng thì có thể đi lại dễ dàng hơn nhưng phải là người cứng tay lái và quen đường. Nhưng nếu lỡ trời mưa thì quá vất vả, đường trơn trượt, có khi phải bỏ xe đi bộ.
Có lần cô giáo Lò Thị Nga xúc động nói: “Vì công việc, em phải gửi con cho bố mẹ chồng chăm sóc. Có lúc trời mưa em không về được, cả tuần không được gặp con…”.
Đối với các cô giáo như cô Lò Thị Nga, các cô cần lắm sự chia sẻ, động viên của gia đình để vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Sẵn sàng chấp nhận những vất vả, hy sinh thậm chí thiệt thòi trong tình cảm với gia đình, chồng con để làm tốt công việc gieo chữ nơi rẻo cao. Nỗ lực của các cô giáo cắm bản trong nhiều năm qua đã góp phần từng bước gây dựng, phát triển sự nghiệp trồng người.
Cũng nhờ đó, sĩ số học sinh ra lớp cao hơn, các cháu được chăm sóc tốt hơn ở nhà. Và điều quan trọng nhất là tạo được niềm tin đối với phụ huynh học sinh, góp phần thay đổi nhận thức và nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao.
Bạn Nguyenson70@...:
Cô Ngân Thị Thướng
Đó là từ chỗ trường thiếu thốn mọi bề, đội ngũ giáo viên hầu hết chưa có trình độ chuyên môn chuẩn, chủ yếu là học qua lớp đào tạo ngắn hạn... Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường ngày đầu thành lập còn thiếu thốn đủ bề. Toàn bộ phòng học, phòng chức năng của trường đều là nhà tạm. Đời sống của cán bộ, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn.
Qua từng năm học trưởng thành và từng bước phát triển đến nay, “trường đã thực sự ra trường và lớp đã ra lớp”. Cơ sở vật chất được đầu tư tương đối khang trang, các phòng học của trẻ đã được kiên cố hóa; bàn ghế, đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động dạy và học đã được đầu tư tương đối đầy đủ; trang thiết bị đồ chơi ngoài trời cho trẻ hàng năm đều được bổ sung.
Môi trường cảnh quan sư phạm của nhà trường đã được quan tâm, tập trung đầu tư. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đã được ổn định về cơ cấu và trẻ hóa, tỷ lệ trình độ chuyên môn trên chuẩn của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng cao.
Đặc biệt, các điểm lẻ của nhà trường đã được xóa nhà tranh tre hoàn toàn, không còn hình ảnh cô trò phải chịu cảnh tất bật tránh mưa, tránh gió mỗi khi mùa mưa bão về.
Giờ đây là ngôi trường mới khang trang, kiên cố, hiện đại và đầy đủ mọi trang thiết bị cần thiết cho cô trò chúng tôi dạy và học. Chấm dứt nỗi trăn trở, niềm lo lắng thường trực trước đây, thay vào đó là niềm vui, niềm hạnh phúc và cả nỗi xúc động khôn tả khi cơ sở vật chất của nhà trường đang được kiên cố hóa và ngày được đầu tư đầy đủ.
Đây chính là niềm tự hào không chỉ riêng nhà trường mà còn là niềm tin tưởng của bà con nhân dân, phụ huynh học sinh đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cùng nhau đồng lòng, nhất trí vượt qua khó khăn để có được thành quả như ngày hôm nay.
Bạn Hương Giang, Thanh Hóa:
Cô Ngân Thị Thướng
Trước hết phải nói đến tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Ban giám hiệu làm việc đều tay, biết phối hợp trong công tác quản lý chỉ đạo. Đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ nhiệt tình, năng động, có nhiều sáng tạo trong công tác, yêu nghề, mến trẻ và tâm huyết với nghề.
Song hành với hoạt động chuyên môn, nhà trường luôn thực hiện tốt mục tiêu xã hội hóa giáo dục. Ban giám hiệu phối hợp tốt với Hội cha mẹ học sinh của nhà trường để triển khai kế hoạch hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, đã vận động được rất nhiều các lực lượng trong xã hội tại địa phương tự nguyện tham gia ủng hộ, đóng góp xây dựng, hỗ trợ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại đơn vị.
Ngoài ra, còn bổ sung thêm về cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập thân thiện cho các cháu… Bên cạnh sự nhiệt tình, nỗ lực của đội ngũ cán bộ giáo viên - nhân viên, nhà trường luôn nhận được sự chăm lo của cấp ủy, chính quyền địa phương; Sự quan tâm của cấp huyện và sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quan Sơn.
Đặc biệt, chúng tôi nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của các bậc phụ huynh học sinh. Bởi vậy, nhà trường đã từng bước được đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ và khang trang hơn.
Bạn Lê Minh Đăng (Thanh Hóa):
Cô Ngân Thị Thướng
Trường Mầm non Tam Thanh nằm trên địa bàn xã biên giới Tam Thanh (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa). Điều kiện kinh tế - xã hội của nhân dân phát triển chậm, mặt bằng dân trí không đồng đều, đời sống vật chất cũng như tinh thần của bà con còn gặp nhiều khó khăn. Bởi thế, việc huy động các nguồn lực tại địa phương để đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường nhằm phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nhiều năm qua còn nhiều khó khăn.
Được sự phân công và điều động của cấp trên, năm 2019 tôi được giao đảm nhận cương vị Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh. Những ngày đầu mới nhận nhiệm vụ, kinh nghiệm trên cương vị là một Hiệu trưởng chưa có. Trước muôn vàn khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất, như: Đường đến trường khá xa; cơ sở vật chất thiếu thốn; nhiều phòng học còn tạm bợ, các phòng chức năng chưa đầy đủ,... tôi cũng lo lắng và rất trăn trở.
Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ và gần gũi với đồng nghiệp, đặc biệt là các cháu nhỏ đang phải chăm sóc, nuôi dưỡng ở những căn phòng tranh tre tạm bợ, thiếu thốn về mọi mặt, tôi đã quyết tâm cùng đồng nghiệp đồng lòng vượt khó, xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
Bạn phuleduc@...: