Chương trình có sự tham gia của các khách mời:
- Thầy Chau Mô Ni Sóc Kha - Hiệu trưởng Trường THCS Ô Lâm (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang);
- Thầy Thạch Song - Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc Nội trú Huỳnh Cương (tỉnh Sóc Trăng).
Hiện nay, công tác hướng nghiệp cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn lao động cho địa phương. Đặc biệt đối với trường học ở vùng khó khăn tại một số địa phương, học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, công tác tư vấn, hướng nghiệp không chỉ giúp các em lựa chọn ngành nghề theo khả năng, sở thích bản thân mà còn phải phù hợp khả năng tài chính của gia đình.
Tại buổi giao lưu, các khách mời sẽ cùng giải đáp những thắc mắc về công tác hướng nghiệp, hướng nghề cho học sinh dân tộc thiểu số ngay trong trường học, đồng thời chia sẻ những góc nhìn, quan điểm và các chính sách ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm phát huy nguồn nhân lực của các địa phương.
Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tới các vị khách mời qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com hoặc tương tác qua facebook của Báo https://www.facebook.com/giaoducthoidai.
Thầy Thạch Song
Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc Nội trú Huỳnh Cương
Thầy Chau Mô Ni Sóc Kha
Hiệu trưởng Trường THCS Ô Lâm (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang)
Thầy Thạch Song
Về công tác hướng nghiệp, nhà trường luôn tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong cán bộ học sinh, cha mẹ học sinh và người dân về ý nghĩa của tự lập thân lập nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THPT.
Tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn giáo viên làm công tác hướng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, các hoạt động dạy học tự chọn, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.
Không gian ngoại ngữ - Tủ sách tiếng Anh và tiếng Khơ me trong Trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương. |
Phối hợp, triển khai các quy định, chính sách cho người học thông tin cho các em học sinh những chính sách (chính sách cho vay sinh viên, ưu tiên trong tuyển sinh, học bổng của các trường CĐ, ĐH nếu có, thông tin việc làm trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài) để thu hút học sinh tham gia học tập.
Xây dựng đội ngũ giáo viên làm nòng cốt trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp tại trường.
Hằng năm, nhà trường phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp”, Cuộc thi “Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp” cho học sinh. Tổ chức cho các em tham quan học tập thực tế tại các cơ sở làm bánh pía tại địa phương, các trang trại, làng nghề, hay các trường đại học cao đẳng trong khu vực.
Bạn Vân, phụ huynh ở Bạc Liêu:
Thầy Chau Mô Ni Sóc Kha
Dễ thấy, thực trạng trên xuất phát từ những học sinh có kinh tế gia đình khó khăn, tâm lý các em muốn sớm đi làm để có tiền về giúp gia đình. Do vậy, nhà trường luôn tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp.
Trường cũng thường xuyên tổ chức những mô hình hướng nghiệp trong các hoạt động trải nghiệm để học sinh nhớ trường, mến lớp... qua đó giúp các em gắn bó với trường lớp và cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng để thoát nghèo.
Bên cạnh đó, các chính sách thụ hưởng cần kịp thời cấp phát đúng đối tượng, thể hiện sự quan tâm thấu đáo của chính quyền địa phương.
Thứ đến đòi hỏi vùng dân tộc cộng đồng cùng quan tâm, đặc biệt với vùng dân tộc Khmer, nếu các sư cùng bắt tay vào làm công tác khuyến học thì hiệu quả sẽ được nâng cao.
Bạn Nguyễn Hồng Thắm:
Thầy Thạch Song
Ngày hội văn hóa dân tộc Khơ me 2022 - Ooc Om Bok được tổ chức tại trường. |
Nhà trường luôn chú trọng việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Trong những năm qua, Lãnh đạo trường luôn tạo điều kiện phối hợp với các trường cao đẳng của tỉnh, đưa các em học sinh đi tham quan các làng nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh của người đồng bào dân tộc.
Thông qua đó giúp cho các em có nhận thức tốt hơn trong việc phát huy và giữ gìn các loại nghề truyền thống của đồng bào dân tộc. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và lưu giữ các giá trị văn hóa.
Bạn Ngọc Châu (một phụ huynh ở Sóc Trăng):
Thầy Thạch Song
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm luôn là những ngành thu hút được rất nhiều lao động ở tỉnh Sóc Trăng và luôn nhận được sự quan tâm của các em học sinh đặc biệt là học sinh người dân tộc Khmer.
Nhiều trường ở Sóc Trăng như Cao đẳng cộng đồng, cao đẳng nghề hàng năm luôn chú trọng mở các ngành liên quan đến nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm.
Ngoài ra, theo thông tin từ báo đài, trong năm học 2022-2023 học sinh Sóc Trăng nếu có nguyện vọng học Đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm có thể học tại Sóc Trăng do Đại học Cần Thơ liên kết tổ chức.
Bạn Trần Kim Phụng (học sinh ở Sóc Trăng):
Thầy Thạch Song
Theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2023-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ nguyên hình thức thi tuyển phối hợp với xét tuyển như hàng năm. Trong trường hợp, em muốn học các chuyên ngành ngành công nghệ ôtô, điện công nghiệp tại các cơ sở đào tạo đại học cao đẳng.
Bạn Huỳnh Kim Ly (Sóc Trăng):
Có một thực trạng là nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng lại không làm đúng nghề mình đã học, thầy có thể tư vấn để lựa chọn được nghề nghiệp, hướng đi phù hợp và tốt cho bản thân trong tương lai, các học sinh dân tộc Khmer cần phải làm gì?
Thầy Thạch Song
Để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân trong tương lai, việc đầu tiên cần làm là các em phải tự nỗ lực, tự học, hoàn thành tốt chương trình THPT.
Nhóm tự học ngoại ngữ của học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương. |
Sau đó tùy vào năng lực, sở trưởng, sở thích, điều kiện cá nhân mà các em sẽ cân nhắc chọn ngành nghề phù hợp.
Không nhất thiết cứ phải vào đại học, ngay cả một số trường cao đẳng cũng đang có những chương trình dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của địa phương, của xã hội. Quan trọng nhất vẫn do các em học sinh, phải tự vượt qua những khó khăn của bản thân để có hướng đi phù hợp.
Bạn Thạch Liên, phụ huynh Trà Vĩnh:
Thầy Chau Mô Ni Sóc Kha
Học sinh trường dân tộc nội trú có lợi thế là khi được tuyển đầu vào là có học tiếng Khmer theo chương trình 7 trình độ, sách của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam nên khi chọn nghề liên quan ngôn ngữ dân tộc cũng rất cần thiết cho định hướng nghề bản thân liên quan ngôn ngữ.
Như đã chia sẻ, được biết khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam bộ của Trường Đại học Trà Vinh có ngành ngôn ngữ Khmer, Sư phạm Ngữ văn Khmer là địa chỉ đào tạo chất lượng cung cấp nguồn nhân lực cho toàn Nam bộ.
Bạn Lê Minh Hải (Tây Ninh):
Thầy Thạch Song
Thế mạnh của học sinh đồng bao Khmer của Tỉnh Sóc Trăng là được sinh ra và lớn lên tại một vùng đất đậm bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp giữa 3 nền văn hóa Kinh - Hoa - Khmer nên các em có được nền tảng văn hóa đặc sắc và giá trị.
Các em cũng rất siêng năng chịu khó học tập. Nhà trường luôn quan tâm chăm đỡ đến từng học sinh, tạo môi trường học tập xanh - sạch - đẹp an toàn, xây dựng các phong trào văn nghệ thể thao cho các em tham gia nhằm giáo dục toàn diện cho các em.
Bạn ….anhhai68@gmail.com:
Thầy Chau Mô Ni Sóc Kha
Trường THCS Ô Lâm (An Giang) thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm tham quan các làng nghề truyền thống tại địa phương. |
Hiện nay, các học sinh dân tộc thiểu số mong muốn được tư vấn, hướng nghiệp ngành nghề phù hợp với địa phương, vùng và xu thế người đang cần.
Cũng có nhiều học sinh dân tộc vùng khó khăn chỉ muốn hoàn thành bậc THCS, THPT là đi tìm việc làm để giúp gia đình, thay vì học cao hơn để có cơ hội cao hơn,Do vậy, nhà trường luôn đẩy mạnh tuyên truyền đến các em các chính sách như miễn giảm học phí, tín dụng cho học sinh, sinh viên, chính sách hỗ trợ đào tạo... để khuyến khích các em học tập.
Ngoài ra, ngành giáo dục địa phương cũng cần thường xuyên quan tâm với các học sinh dân tộc bằng cách phối hợp tư vấn cũng như tuyên truyền các chính sách được thụ hưởng với SV, HS dân tộc.
Bạn Minh, Phụ huynh ở An Giang:
Thầy Chau Mô Ni Sóc Kha
Ở An Giang có trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú An Giang (địa chỉ xã Núi Tô, Tri Tôn, An giang), sau khi học sinh hoàn thành bậc THCS thì nơi đây là địa chỉ đào tạo nhiều ngành nghề phù hợp với học sinh dân tộc mà không có điều kiện vào trường phổ thông.
Chế độ chính sách thực hiện theo các chính sách dân tộc đã ban hành. Các hộ gia đình khó khăn thuộc diện nghèo hay cận nghèo đều có chính sách miễn giảm phù hợp
Học sinh THCS Ô Lâm (Tri Tôn, An Giang) trải nghiệm nghề truyền thống. |
Bạn Trần Văn Mỹ - Giồng Trôm (Bến Tre):
Thầy Thạch Song
Thầy trò Trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương. |
Trong những năm qua, từ những nỗ lực cố gắng không ngừng của thầy và trò, trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương đã đạt được nhiều thành tích thi đua vượt trội trong ngành giáo dục tỉnh nhà như: Nhiều năm liên tục kết quả tốt nghiệp THPT gần như đạt 100%, số học sinh đỗ vào các trường ĐH ngày càng cao, nhiều năm liên tục trường nhận được cờ thi đua khen thưởng của Bộ Công an trong phong trào xây dựng bảo vệ an ninh tổ quốc.
Bên cạnh đó, Nhà trường nhiều năm nhận được Bằng khen của Ủy ban tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Giải nhất toàn đoàn 2 lần liên tiếp trong cuộc thi văn nghệ các trường Dân tộc nội trú của tỉnh.
Bạn Lý Hùng, phụ huynh ở Sóc Trăng:
Thầy Chau Mô Ni Sóc Kha
Nguồn tuyển các học sinh này là thành phần ưu tú của địa phương, có điều kiện nắm bắt cơ hội giáo dục cao hơn, tất nhiên tương lai sẽ được chọn vị trí việc làm khá cao phù hợp với đặc điểm địa phương, văn hóa vùng vì các học sinh đã học tiếng Khmer, có vốn tiếng Anh và ngôn ngữ phổ thông.
Nếu như học tốt, chất lượng, có đam mê với các ngôn ngữ trên sẽ giao tiếp được nhiều người vì vậy việc làm sẽ tốt hơn với người không có cơ hội đó.
Bạn Lamtha…@gmail.com, Học sinh ở An Giang:
Thầy Chau Mô Ni Sóc Kha
Khoa ngôn ngữ- văn hóa-nghệ thuật Khmer Nam bộ, Trường Đại học Trà Vinh ngoài ngành ngôn ngữ Khmer, Sư phạm ngữ văn Khmer còn có bộ môn nghệ thuật (nhạc cụ truyền thống, âm nhạc).
Nếu như HS có khiếu đam mê về lĩnh vực nhạc dân tộc thì tìm hiểu về khoa này tại TVU, phù hợp và đạt yêu cầu cơ bản thì sẽ được học, Trong thời điểm hiện nay phong trào ca múa nhạc tự phát phát triển mạnh ở khu vực, tôi nghĩ là học sinh năng khiếu về nghệ thuật tham gia học tập sẽ tốt cho tương lai sau này.
Học sinh Trường THCS Ô Lâm tìm hiểu về nhạc cụ truyền thống dân tộc. |
Bạn Thanh, phụ huynh ở Trà Vinh:
Thầy Chau Mô Ni Sóc Kha
Mỗi tỉnh đều có trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp…đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, các doanh nghiệp cũng phân bổ theo vùng miền.
Các học sinh dân tộc thường được tư vấn thông tin mỗi năm và các buổi hướng nghiệp của giáo viên. Tâm lý học sinh vì hoàn cảnh kinh tế vì học lực cho nên không muốn theo đuổi các ngành đào tạo lâu năm, chi phí cao, thì học đâu cũng là học để có nghề và hy vọng được doanh nghiệp gần địa phương tuyển dụng
Học sinh dân tộc được tư vấn định hướng nghề nghiệp. |
Tuy nhiên, HS dân tộc cũng còn nhiều lựa chọn khác ở các trường đại học ở khu vực. Tôi nghĩ là ngành nông nghiệp, trồng trọt, y tế…. phù hợp với học sinh dân tộc có khả năng sử dụng tiếng Khmer vì một số công ty bảo vệ thực vật, công ty cao su, ngành y….. đang cần ứng viên cho những vị trí việc làm này.
Bạn Lê Thanh Sa:
Thầy Thạch Song
Những thuận lợi:
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thông qua nhiều các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định Chính phủ với mục tiêu tạo điều kiện phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số.
Một buổi ngoại khóa của học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương. |
Địa phương hỗ trợ trong các hoạt động nhằm tăng cường giáo dục các nội dung giáo dục đặc thù về văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và hoạt động ngoài giờ lên lớp được tăng cường.
Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
Đa phần các em học sinh chăm ngoan, biết nỗ lực vượt khó học tốt, tích cực trong các hoạt động giáo dục,…
Những khó khăn:
Là địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn nên sự đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục dân tộc vẫn chưa được như mong muốn.
Do nhận thức của một bộ phận người dân về việc học tập của con em còn hạn chế, chưa quan tâm tạo điều kiện để con em đi học.
Điều kiện kinh tế của đồng bào còn khó khăn, một số học sinh là lao động chính trong gia đình, nên các em phải đi làm để phụ giúp gia đình, vì vậy dẫn đến tình trạng bỏ học.
Bạn Nguyễn Loan: