Giao lưu trực tuyến 'Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số'

GD&TĐ - 'Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số' là chủ đề giao lưu trực tuyến trên Báo GD&TĐ điện tử từ 9h00 đến10h00 thứ Bảy ngày 3/12.

Giao lưu trực tuyến 'Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số'

Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời:

- Bà Hà Thị Khánh Vân, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn;

- Cô Nguyễn Minh Thu, Hiệu trưởng Trường THPT Cao Lộc - Lạng Sơn.

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số luôn được Đảng, nhà nước, các cấp và Ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Để học sinh ở vùng khó, vùng dân tộc thiểu số được đến trường đầy đủ, đúng độ tuổi, nhiều chính sách, phương án hỗ trợ cho học sinh được mở ra.

Dù vẫn còn khó khăn, thách thức nhưng toàn ngành giáo dục đã nỗ lực hết sức, tìm mọi cách để vượt qua. Nhiều địa phương đã khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, tỷ lệ trẻ ra lớp cao; nhận thức của người dân về vai trò của việc học đã thay đổi tích cực…

Vậy để làm được điều trên, ngành giáo dục đã nỗ lực ra sao? Những khó khăn họ gặp phải, trăn trở của phụ huynh, học sinh khi gặp khó như thế nào? Tất cả sẽ được các khách mời của buổi GLTT chia sẻ. Độc giả có thể gửi câu hỏi tới các khách mời tại đây hoặc gửi hộp thư email: gdtddientu@gmail.com.

Bà Hà Thị Khánh Vân (bên trái), cô Nguyễn Minh Thu (đứng giữa) cùng PV báo Giáo dục và Thời đại tại điểm cầu Lạng Sơn.

Bà Hà Thị Khánh Vân (bên trái), cô Nguyễn Minh Thu (đứng giữa) cùng PV báo Giáo dục và Thời đại tại điểm cầu Lạng Sơn.

Bà Hà Thị Khánh Vân

Bà Hà Thị Khánh Vân

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn

Cô Nguyễn Minh Thu

Cô Nguyễn Minh Thu

Hiệu trưởng Trường THPT Cao Lộc - Lạng Sơn

Bạn đọc

Bạn Vy Hà (Lộc Bình, Lạng Sơn):

Chương trình GDPT 2018 đã triển khai được 3 năm, bà có thể cho biết ngành Giáo dục Lạng Sơn gặp thuận lợi và khó khăn gì khi triển khai?
Bà Hà Thị Khánh Vân

Bà Hà Thị Khánh Vân

Thuận lợi

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ban hành các văn bản kịp thời, quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện việc đảm đảm các điều kiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh;

Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành "nghị quyết về đổi mới căn bản và phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030".

Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, rộng rãi bằng nhiều hình thức. Các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới.

Quan tâm, xây dựng đội ngũ nhà giáo phát triển cả về số lượng và chất lượng; cơ bản có phẩm chất, đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao; cơ cấu giáo viên theo từng cấp học từng bước hợp lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Ngành đã quan tâm thực hiện đào tạo giáo viên các cấp học đảm bảo chuẩn trình độ theo Luật Giáo dục 2019; Ngành đã tham mưu cho Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành nghị quyết về việc hỗ trợ giáo viên đào tạo văn bằng 2... Nhờ đó, đã kịp thời khắc phục được tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở các cấp học, đặc biệt là đáp ứng được công tác giảng dạy đối với các môn học mới trong chương trình GDPT 2018.

Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục có sự quan tâm sát sao, quyết liệt trong việc triển khai, thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tích cực chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên các modul về chương trình GDPT 2018;

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư nâng cấp, bổ sung kịp thời; sách giáo khoa được cung ứng kịp thời, đầy đủ phục vụ cho triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Khó khăn

Quy mô trường lớp của Lạng Sơn ở vùng miền núi, dân tộc còn nhỏ lẻ, do địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; Hiện còn có trên 700 điểm trường lẻ và trên 600 lớp ghép ở hai cấp học là Tiểu học và Mầm non;

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số trường vùng đặc biệt khó khăn còn thiếu thốn; chưa có phòng học bộ môn, phòng chức năng; thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học ở một số bộ môn như Tiếng Anh, Tin học;

Nhiều điểm trường lẻ không có mạng internet hoặc chất lượng đường truyền kém nên việc ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tài liệu bổ trợ trong dạy học hạn chế.

Hiện nay tỷ lệ phòng học chưa được kiên cố hóa còn chiếm khoảng 20%. Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thay thế các phòng học tạm, phòng bán kiên cố đang xuống cấp, phòng học nhờ, phòng học bộ môn.. còn thiếu.

Về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý: Cơ cấu giáo viên hiện có chưa đồng đều, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số môn học, đặc biệt đối với môn học mới trong chương trình GDPT 2018; do tình hình dịch Covid-19, việc triển khai tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên còn khó khăn.

Trên địa bàn tỉnh, tỉ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 84%; Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 có hiệu lực ngay sau khi ban hành không có giai đoạn chuyển tiếp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sinh hoạt và học tập của học sinh, giáo viên ở vùng đặc biệt khó khăn; đặc biệt đối với học sinh thuộc nghèo và cận nghèo.

Sở GD&ĐT Lạng Sơn đã kịp thời khảo sát, rà soát, đánh giá tác động của quyết định 861 và 612 đối với tất cả học sinh; giáo viên và tình hình hoạt động của các trường PTDTBT ở vùng đặc biệt khó khăn; hiện đang tham mưu cho tỉnh có chính sách hỗ trợ học sinh, giáo viên nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định công tác dạy học ở các nhà trường.

Bạn đọc

Bạn Khathieu79@...com:

Hiện nhà trường có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, thưa bà?
Cô Nguyễn Minh Thu

Cô Nguyễn Minh Thu

"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" là một trong những phương châm mà Trường THPT Cao Lộc hướng đến. Chúng tôi đang tích cực xây dựng trường học là môi trường vui vẻ, thân thiện, thoải mái cho học sinh và giáo viên khi đến trường.

Trường THPT Cao Lộc tổ chức cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" cho học sinh.

Trường THPT Cao Lộc tổ chức cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" cho học sinh.

Để làm tốt công tác này, trong những năm qua, cán bộ quản lý đã tích cực đổi mới phương pháp quản lý; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; tổ chức, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường khoa học, phù hợp với tình hình, đặc điểm của nhà trường. Đồng thời, quan tâm đến chế độ chính sách của giáo viên, học sinh.

Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất, cải tạo, sửa chữa khuôn viên nhà trường xanh - sạch - đẹp. Đồng thời, tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Nhà trường đã tạo động lực, truyền cảm hứng cho đội ngũ giáo viên; làm tốt công tác thi đua khen thưởng công bằng; động viên, khích lệ, xây dựng những tấm gương điển hình tiên tiến trong nhà trường.

Về phía đội ngũ giáo viên, thầy cô nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm; thương yêu học sinh như con em mình và quan tâm đến điều kiện, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh; góp phần tạo động lực, truyền cảm hứng học tập cho học sinh khi đến trường.

Các hoạt động, nỗ lực trên đã góp phần xây dựng Trường THPT Cao Lộc trở thành ngôi trường hạnh phúc.

Bạn đọc

Bạn Hanhnguyenbui…@gmail.com:

Hiện nay, ngành Giáo dục đang thực hiện Chương trình GDPT mới. Vậy tại nhà trường, việc thực hiện Chương trình mới gặp những thuận lợi, khó khăn nào? Trong quá trình triển khai, trường đã rút ra những bài học gì?
Cô Nguyễn Minh Thu

Cô Nguyễn Minh Thu

Trước khi triển khai Chương trình GDPT mới, nhà trường đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất... Từ năm học trước, nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền. Trong năm học 2021 - 2022, nhà trường đã cử giáo viên đến các trường THCS trên địa bàn để tư vấn, tuyên truyền, phổ biến về Chương trình GDPT mới và kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

Trong năm học 2022 - 2023, lần đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT mới với học sinh lớp 10, nhà trường nhận thấy học sinh đã được tư vấn và lựa chọn các bộ môn phù hợp với năng lực cá nhân. Sau gần một học kỳ, theo đánh giá, học sinh hào hứng với chương trình mới, chủ động, tích cực tham gia vào các giờ học.

Tuy nhiên, còn một số khó khăn về thiết bị, đồ dùng dạy học. Trong việc lựa chọn môn học, một số học sinh còn lúng túng nên giáo viên cần quan tâm sát sao và tăng cường định hướng cho các em.

Một khó khăn nữa là kinh phí cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp còn hạn chế. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên còn thiếu ở một số môn học như Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc nên trong năm học này, nhà trường chưa tổ chức được dạy học Âm nhạc và Mỹ thuật.

Song hành với đổi mới chương trình, giáo viên đã đổi mới phương pháp giảng dạy, chủ động sáng tạo trong việc soạn giảng và tổ chức các hoạt động dạy học. Từ đó, đáp ứng yêu cầu đặt ra của Chương trình GDPT mới là phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Bạn đọc

Bạn Quyết Chí (Hòa Bình):

Ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học của con cái. Nhiều trẻ em phải nghỉ học, bỏ học, thậm chí là tảo hôn. Tại trường, thầy cô đã huy động và duy trì số học sinh trong độ tuổi đi học như thế nào?
Cô Nguyễn Minh Thu

Cô Nguyễn Minh Thu

Duy trì sĩ số học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Những năm qua, nhà trường luôn làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục về giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên... đồng thời, tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh về luật hôn nhân và gia đình, nhằm tránh tình trạng tảo hôn.

Giáo viên Trường THPT Cao Lộc đến thăm nhà của học sinh khó khăn.

Giáo viên Trường THPT Cao Lộc đến thăm nhà của học sinh khó khăn.

Với những gia đình có nguy cơ cho con em bỏ học, giáo viên nhà trường sẽ đến từng nhà phân tích, tư vấn, động viên nhằm hướng đến tương lai tốt đẹp hơn cho học sinh.

Nhà trường cũng kêu gọi hỗ trợ, ủng hộ, giúp đỡ và đến thăm nhà các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nguy cơ bỏ học cao.

Tại trường, giáo viên luôn gần gũi, quan tâm, chia sẻ với học sinh. Giữa học sinh có sự gắn bó, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ... Từ đó xây dựng môi trường đoàn kết, thân thiện, tạo động lực và sự gắn bó để học sinh luôn cảm thấy hào hứng mỗi khi đến trường.

Bạn đọc

Bạn Hồng Anh Nguyễn (Lạng Sơn):

Chương trình GDPT 2018, có nội dung giáo dục địa phương, ngành giáo dục Lạng Sơn đã triển khai nội dung này như thế nào?
Bà Hà Thị Khánh Vân

Bà Hà Thị Khánh Vân

Lạng Sơn là một trong số ít tỉnh đã sớm hoàn thành biên soạn tài liệu giáo dục địa phương. Cho đến nay, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt tài liệu lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10 và các khối lớp còn lại đang hoàn thiện và chuẩn bị trình Bộ phê duyệt chính thức.

Biểu diễn văn nghệ của học sinh trường THTP Cao Lộc.

Biểu diễn văn nghệ của học sinh trường THTP Cao Lộc.

Trong tài liệu địa phương của tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm, đề cập đến giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có nhiều nội dung, chủ đề về trang phục dân tộc, lễ hội truyền thống, nghề truyền thống, ẩm thực Xứ Lạng, văn học nghệ thuật địa phương... mang đậm nét đặc sắc của văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Các giờ học giáo dục địa phương được tổ chức đa dạng về hình thức, phương pháp; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành, tham quan, dạy học thực địa, sinh hoạt CLB, triển lãm, trình diễn trang phục, văn hóa dân tộc...

Từ đó đã phát huy được phẩm chất, năng lực học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và góp phần giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của quê hương Xứ Lạng

Bạn đọc

Bạn Tuannguyen...@gmail.com:

Được biết, nhiều năm qua ngành Giáo dục Lạng Sơn đã rất quyết liệt trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh về thực trạng tảo hôn, bà có thể chia sẻ về chương trình này?
Bà Hà Thị Khánh Vân

Bà Hà Thị Khánh Vân

Bà Hà Thị Khánh Vân giao lưu cùng độc giả Báo Giáo dục và Thời đại từ điểm cầu Lạng Sơn.

Bà Hà Thị Khánh Vân giao lưu cùng độc giả Báo Giáo dục và Thời đại từ điểm cầu Lạng Sơn.

Ngành giáo dục và đào tạo đặc biệt quan tâm công tác giáo dục bình đẳng giới cho học sinh đặc biệt đối với trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số.

Chỉ đạo các nhà trường triển khai các hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, vận động xóa bỏ hủ tục lạc hậu, ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, các hình thức sinh hoạt CLB...

Quan tâm giáo dục kỹ năng sống; kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên; tăng cường hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học đặc biệt đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên trong việc giáo dục để giảm thiểu tình trạng tảo hôn đối với lứa tuổi học sinh

Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương cấp thôn, xã, các đoàn thể xã hội, để nắm bắt tình hình, tuyên truyền vận động gia đình học sinh về tác hại của việc tảo hôn, luật hôn nhân và gia đình...từ đó dần thay đổi nhận thức và các hủ tục lạc hậu còn tồn tại trong đó có nạn tảo hôn.

Bạn đọc

Bạn Phương Viễn (Cao Bằng):

Đối với học sinh dân tộc thiểu số, nhà trường đã triển khai những chính sách hoặc cách thức hỗ trợ như thế nào để các em có thể yên tâm học tập và hòa nhập cùng bạn bè, thưa bà?
Cô Nguyễn Minh Thu

Cô Nguyễn Minh Thu

Nhà trường thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với học sinh DTTS. Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp với các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, PHHS để hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, nhà trường xây dựng các quỹ khuyến học; tổ chức các chương trình tiếp bước học sinh đến trường, hỗ trợ học sinh và gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn như "Vòng tay nhân ái", "Tết ấm yêu thương", "Chăn ấm mùa đông", "Tiếp sức mùa thi"...

Hàng năm, nhà trường tổ chức nhiều cuộc thi, hoạt động phong trào để các em học sinh được tham gia và thể hiện năng lực cá nhân như tổ chức cuộc thi "Đường lên Olympia" vào giờ Chào cờ hàng tuần, tổ chức các hoạt động ngoại khoá; hoạt động văn nghệ, thể thao; giáo dục kỹ năng sống... Từ đó, góp phần gắn kết học sinh và giáo viên, nhà trường.

Bạn đọc

Bạn Thanh Thủy:

Thưa bà, được biết, nhiều năm qua ngành giáo dục đã phát động chương trình “Hũ gạo tình thương” vậy chương trình đó đã được bao nhiêu năm? Kết quả thực hiện ra sao?
Bà Hà Thị Khánh Vân

Bà Hà Thị Khánh Vân

Phong trào "Hũ gạo tình thương" được Ngành giáo dục đào tạo tỉnh Lạng Sơn phát động và triển khai thực hiện từ năm học 2018 - 2019, đến nay đã bước sang năm thứ 5.

Hàng năm các cơ sở giáo dục phát động, vận động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường, các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường đóng góp trên tinh thần tự nguyện.

Với nguồn kinh phí có được đã hỗ trợ cho học sinh, giáo viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh, mắc bệnh hiểm nghèo, điều trị bệnh dài ngày… Hướng tới mục tiêu “không để bất cứ học sinh nào phải bỏ học vì khó khăn, giáo viên nào phải vất vả ảnh hưởng đến công tác”.

Kết quả hằng năm huy động được khoảng 3 tỉ đồng, trên 30 tấn gạo và nhiều hiện vật phục vụ học tập cho học sinh như máy tính, ti vi thông minh, chăn, quần áo ấm, sách vở...

Đến nay phong trào "Hũ gạo tình thương" đã trở thành hoạt động thường niên trong tất cả các cơ sở giáo dục, giúp đỡ học sinh, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần rất lớn cho việc tăng tỉ lệ huy động học sinh ra lớp; nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn.

Chương trình "Hũ gạo tình thương" đã tạo nên một hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội, lan tỏa tình yêu thương, tương thân tương ái, trách nhiệm của cộng đồng và sự sẻ chia đến những học sinh, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Đó là việc làm đầy ý nghĩa không chỉ đối với cộng đồng mà qua đó góp phần giáo dục giá trị nhân văn cao cả đến các em học sinh.

Bạn đọc

Bạn ngoctran…@gmail.com:

Trong quá trình công tác, bà đánh giá thế nào về khả năng và tố chất của học sinh dân tộc thiểu số?
Cô Nguyễn Minh Thu

Cô Nguyễn Minh Thu

Cô Nguyễn Minh Thu (bên trái) trả lời câu hỏi của độc giả Báo Giáo dục và Thời đại trong buổi GLTT.

Cô Nguyễn Minh Thu (bên trái) trả lời câu hỏi của độc giả Báo Giáo dục và Thời đại trong buổi GLTT.

Học sinh DTTS tuy thiệt thòi về điều kiện sống, nhưng các em đều có tinh thần hiếu học, ham học hỏi. Nhiều em tham gia các kỳ thi chọn học sinh giỏi đạt thành tích cao.

Ngoài ra, các em còn hào hứng, tích cực tham gia các cuộc thi khoa học kỹ thuật, các cuộc thi liên quan đến STEM.

Trên lớp, các em tích cực, chủ động trong các giờ học. Nhiều em tham gia hoạt động văn nghệ, hoạt động phong trào năng nổ, nhiệt huyết.

Bạn đọc

Bạn Quangnguyen68…@gmail.com:

Giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số nói riêng và giáo dục nói chung luôn có sự đồng hành giữa nhà trường và phụ huynh. Xin bà cho biết, nhà trường và phụ huynh đã đồng hành và chăm lo cho học sinh vùng núi, vùng dân tộc thiểu số như thế nào?
Cô Nguyễn Minh Thu

Cô Nguyễn Minh Thu

Học sinh trường THPT Cao Lộc - Lạng Sơn.

Học sinh trường THPT Cao Lộc - Lạng Sơn.

Nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường thường xuyên nắm bắt những trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ phải nghỉ học để phát động quyên góp, ủng hộ và đến thăm, hỗ trợ, chia sẻ cùng các gia đình. Từ đó, khuyến khích, động viên học sinh tiếp tục đến trường.

Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên giữ liên lạc với cha mẹ học sinh. Thầy cô thực hiện nhiều giải pháp, tăng cường trao đổi với phụ huynh về khả năng học tập, phẩm chất, đạo đức của học sinh. Từ đó, hai bên cùng tháo gỡ những khó khăn trong công tác giảng dạy.

Bạn đọc

Bạn Tungduong18…@gmail.com:

Bà có thể cho biết, các giải pháp ngành giáo dục Lạng Sơn đang thực hiện ra sao để tăng tỉ lệ học sinh dân tộc được học trong các trường dân tộc nội trú?
Bà Hà Thị Khánh Vân

Bà Hà Thị Khánh Vân

Trong những năm qua, ngành Giáo dục Lạng Sơn đã có nhiều giải pháp nhằm tăng tỷ lệ học sinh DTTS học ở các trường PTDTNT.

Trước hết là tích cực tuyên truyền đến Nhân dân, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn về chính sách ưu tiên của nhà nước đối với học sinh dân tộc thiểu số; Làm thay đổi dần nhận thức của người dân trong việc cho con em học tại trường nội trú.

Ngành đã tham mưu cho tỉnh thực hiện đề án củng cố và phát triển hệ thống các trường PTDTNT, PTDTBT. Đến thời điểm này, đã chuyển đổi 10/10 trường PTDTNT THCS các huyện thành trường liên cấp THCS,THPT.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia như: giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số... để xây mới các phòng học, phòng chức năng, nhà bán trú, nhà bếp, nhà vệ sinh...

Hàng năm, UBND tỉnh đã thực hiện rà soát nhu cầu cán bộ tại các địa bàn xã khó khăn; trên cơ sở đó quy định vùng tuyển sinh của các trường PTDTNT ngoài nhằm tạo nguồn cán bộ cho vùng dân tộc.

Ngành giáo dục và đào tạo đã thực hiện đúng, đủ, công bằng trong công tác tuyển sinh đầu cấp cũng như thực hiện các chính sách chế độ cho học sinh theo quy định như miễn, giảm học phí, hỗ trợ gạo, chi phí học tập... cho học sinh.

Đồng thời, tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện đối với các cơ sở giáo dục nói chung, trường DTNT nói riêng; Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh dân tộc ở các trường nội trú được ngành đặc biệt quan tâm. Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh; chống các hủ tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhờ đó, chất lượng giáo dục học sinh ở các trường nội trú được nâng cao, luôn đứng vị trí top đầu của các trường phổ thông trên địa bàn, là địa chỉ giáo dục tin cậy đối với bà con dân tộc, yên tâm gửi gắm con mình theo học.

Bạn đọc

Bạn vanhnguyentb@...com:

Khi dạy học ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, điều gì là khó khăn, thách thức lớn nhất đối với bà cũng như các giáo viên khác là gì? Các thầy cô đã làm thế nào để vượt qua những khó khăn đó?
Cô Nguyễn Minh Thu

Cô Nguyễn Minh Thu

Giờ lên lớp của học sinh trường THPT Cao Lộc.

Giờ lên lớp của học sinh trường THPT Cao Lộc.

Đầu tiên, là một huyện miền núi nên trình độ dân trí của phụ huynh còn hạn chế, chưa chú trọng đến việc học tập của con cái. Nhiều gia đình phó mặc con em cho nhà trường.

Về phía trường, điều kiện cơ sở vật chất còn chưa đồng bộ. Trường còn thiếu phòng học, phải tổ chức dạy học 2 ca nên việc tổ chức các hoạt động, ngoại khóa trải nghiệm còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, trình độ học sinh còn chưa đồng đều. Một số em chưa xác định được mục tiêu học tập, cần thầy cô định hướng, quan tâm, chỉ bảo.

Để vượt qua những khó khăn nêu trên, nhà trường đã tích cực tuyên truyền, làm tốt công tác phối hợp với PHHS trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời, chúng tôi tăng cường kêu gọi xã hội hóa, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo động lực cho học sinh đến trường.

Bạn đọc

Bạn Bùi Bảo Anh (Sơn La):

Đối với một ngôi trường ở địa bàn vùng cao, theo cô, học sinh tại trường hiện nay đang thiếu, đang cần gì nhất?
Cô Nguyễn Minh Thu

Cô Nguyễn Minh Thu

Hiện nay, học sinh DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, các gia đình nằm ở xã nghèo nên điều kiện kinh tế gia đình còn bị hạn chế. Thứ hai, khi học sinh mới nhập học, các em còn nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin nên các thầy cô quan tâm, động viên, khích lệ.

Từ những khó khăn trên, nhà trường đã tổ chức các hoạt động để học sinh được tham gia, hòa nhập. Nhờ đó, chỉ sau một học kỳ, các em dần trở nên tự tin hơn, hào hứng tham gia học tập.

Tôi hi vọng các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để học sinh DTTS vững bước đến trường.

Bạn đọc

Bạn Phương Thảo (Hòa Bình):

Bà có thể cho biết, nhiều năm qua để tăng tỉ lệ huy động học sinh dân tộc thiểu số ở các xã khó khăn, xã vùng ba ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã có những chiến dịch truyền thông, hỗ trợ ra sao?
Bà Hà Thị Khánh Vân

Bà Hà Thị Khánh Vân

Công tác truyền thông luôn được ngành giáo dục đào tạo Lạng Sơn quan tâm, đẩy mạnh với hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực; kết hợp giữa truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp đến các đối tượng, chú trọng và tập trung tuyên truyền tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.

Các hình thức tuyên truyền phổ biến là: tổ chức hội nghị, hội thảo, giáo dục chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ; phối hợp đài truyền hình, báo Lạng Sơn xây dựng chuyên trang, chuyên mục, bài viết, phóng sự.

Bà Hà Thị Khánh Vân - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn.

Bà Hà Thị Khánh Vân - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn.

Nội dung truyền thông tập trung bám sát chủ trương lớn của Bộ GDĐT, các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Sở GDĐT như giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; đảm bảo an ninh và an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích;

Về tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như chuẩn bị đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;

Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông; công tác xây dựng xã hội học tập, hoạt động của các trung tâm học tập cộng động; về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo;…

Trong nhiều năm qua tỉnh Lang Sơn luôn thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hiện hành về hỗ trợ học sinh như miễn, giảm học phí, học bổng; hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ mầm non, hỗ trợ chi phí học tập, nhà trọ cho học sinh phổ thông;

Chúng tôi ưu tiên trong tuyển sinh và các chính sách khác theo quy định của Nhà nước; đồng thời tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm thực hiện nhiều đợt, nhiều hoạt động khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ cơ sở vật chất lớp học, phòng ở đến với học sinh dân tộc vùng khó khăn.

Nhờ thực hiện các giải pháp đó, nhiều năm qua tỉ lệ học sinh các cấp học huy động ra lớp luôn đạt kết quả cao.

Mặt khác, ngành đã tham mưu cho tỉnh thực hiện đề án củng cố và phát triển hệ thống các trường PTDTNT, PTDTBT tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia như: giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số... để xây mới các phòng học, phòng chức năng, nhà bán trú, nhà bếp, nhà vệ sinh... cho các trường ở vùng đặc biệt khó khăn.

Chúng tôi luôn chỉ đạo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh dân tộc ở các trường bán trú, nội trú. Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh; chống các hủ tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhờ đó, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh được nâng cao.

Bạn đọc

Bạn Diệp Bích (Hà Nội):

Với những vùng địa bàn khó khăn, ngành giáo dục địa phương đã có giải pháp gì để đảm bảo trẻ ra lớp đạt tỉ lệ cao thưa bà?
Bà Hà Thị Khánh Vân

Bà Hà Thị Khánh Vân

Bà Hà Thị Khánh Vân (bên phải) trả lời câu hỏi của độc giả Báo Giáo dục và Thời đại tại điểm cầu Lạng Sơn.

Bà Hà Thị Khánh Vân (bên phải) trả lời câu hỏi của độc giả Báo Giáo dục và Thời đại tại điểm cầu Lạng Sơn.

Học sinh mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ tuy nhiên có nhiều nguyên nhân như: hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình không quan tâm đến việc học của học sinh, bỏ học để đi lao động tự do…

Từ những nguyên nhân trên, ngành giáo dục đã có sự quan tâm, chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh, vận động gia đình và học sinh quay trở lại trường, tăng cường công tác xã hội hóa nhằm giúp đỡ học sinh neo đơn, hoàn cảnh khó khăn, phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc tìm hiểu tâm tư của học sinh, tư vấn cho học sinh về hướng nghiệp để học sinh có nhận thức đúng đắn trong việc học tập.

Mặt khác, trong nhiều năm qua ngành giáo dục đào tạo Lạng Sơn đã thực hiện tốt "phong trào giáo viên giúp đỡ đồng nghiệp, giáo viên giúp đỡ học sinh tiến bộ; Thực hiện dạy 2 tiết/tuần không hưởng thù lao để bồi dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn về kỹ năng". Nhờ đó, tỉ lệ học sinh yếu kém, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học đã giảm rõ rệt.

Bạn đọc

Bạn Voanhthu…@gmail.com:

Xin bà chia sẻ vài nét để độc giả hình dung về học sinh và ngôi trường ông/bà đang công tác?
Cô Nguyễn Minh Thu

Cô Nguyễn Minh Thu

Trường THPT Cao Lộc là ngôi trường đã tròn 55 tuổi, thuộc tỉnh miền núi biên giới Lạng Sơn. Năm học 2022 - 2023, nhà trường có 40 lớp với 1.476 học sinh, trong đó trên 90% là học sinh dân tộc thiểu số (DTTS), nằm trên địa bàn các xã thuộc huyện Cao Lộc. Có 334 học sinh thuộc vùng đặc biệt khó khăn, được hưởng chế độ theo NĐ116/CP.

Cô Nguyễn Thị Minh Thu - Hiệu trưởng Trường THPT Cao Lộc - Lạng Sơn.

Cô Nguyễn Thị Minh Thu - Hiệu trưởng Trường THPT Cao Lộc - Lạng Sơn.

Đa số học sinh nhà ở xa trường, có em phải ở trọ, sống xa gia đình. Có những em nhà xa trường đến 15 - 20km. Đường xá đi lại khó khăn, phải qua sông, suối nhưng với tinh thần hiếu học, các em vẫn duy trì sĩ số, thực hiện giờ giấc đi học nghiêm túc.

Nhà trường luôn quan tâm đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây luôn đứng trong tốp đầu khối các trường THPT của tỉnh Lạng Sơn.

Đơn cử, tỷ lệ tốt nghiệp năm 2021 của nhà trường là 99,53%. Số học sinh trúng tuyển CĐ, ĐH trên 50% trên số đăng ký dự thi.

Năm 2021, nhà trường được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen về "đổi mới, sáng tạo trong quản lý giảng dạy và học tập" và đạt tập thể lao động xuất sắc. Năm 2022, nhà trường được UBND tỉnh Lạng Sơn tặng bằng khen về 2 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2021 - 2022, nhà trường đạt 62 giải, trong đó có 01 giải Nhất môn Lịch sử và nhiều giải Nhì, giải Ba.

Hiện nay, cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đảm bảo, đáp ứng cho việc dạy và học. Cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, tạo cho giáo viên và học sinh môi trường làm việc thân thiện, đáp ứng tiêu chí về "Trường học hạnh phúc".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.