Vẫn nhiều khó khăn trong sáp nhập điểm trường lẻ

GD&TĐ - Qui mô các điểm trường lẻ ngày càng giảm. Một số nơi còn tình trạng lớp ghép đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như công tác phổ cập của các tỉnh miền núi. 

Giờ sinh hoạt ngoại khóa tại Trường THPT Hàm Yên (Tuyên Quang)
Giờ sinh hoạt ngoại khóa tại Trường THPT Hàm Yên (Tuyên Quang)

Chính vì vậy, trong những năm gần đây, việc sáp nhập các điểm trường lẻ về các điểm trường chính đã được nhiều địa phương triển khai thực hiện hiệu quả. Song đằng sau công tác này vẫn còn nhiều khó khăn.

Rà soát, qui hoạch lại mạng lưới

Năm học vừa qua, các tỉnh miền núi phía Bắc đã tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để ban hành Nghị quyết, kế hoạch tổ chức, rà soát, qui hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục, điều chỉnh, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp. Cụ thể, sáp nhập các điểm trường nhỏ lẻ về điểm trường chính, thành lập các trường phổ thông liên cấp hoặc chuyển đổi loại hình trường, mở thêm trường ở các địa bàn đông dân cư, khu công nghiệp.

Ông Hoàng Văn Thinh, Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang cho biết, riêng học kỳ 1 năm học vừa qua, tỉnh đã giảm được 4 trường tiểu học, 135 điểm trường mầm non, 78 điểm trường tiểu học, tăng 2 trường liên cấp TH - THCS. Trong khi đó Lạng Sơn giảm 13 điểm trường mầm non, 28 điểm trường tiểu học. Sơn La giảm 32 điểm trường tiểu học với 109 lớp. Tỉnh Lào Cai giảm 20 trường học, 65 điểm trường, 302 lớp. So với năm học trước, số trường của các tỉnh trong Cụm thi đua số 2 đã giảm 150 trường.

Ở Yên Bái từ năm 2009 - 2011 đã thực hiện giai đoạn 1 Đề án sắp xếp lại qui mô trường lớp, xóa điểm trường lẻ. Chủ yếu đưa học sinh lớp 4, 5 về điểm trường chính, một số nơi đưa học sinh lớp 3 về. Năm học 2017 - 2018 số trường giữ nguyên, giảm 196 điểm trường lẻ so với năm học trước.

Điều chỉnh lộ trình giảm 30 điểm trường lẻ theo Đề án đã phê duyệt. Cần bổ sung 98 phòng học, 78 phòng ở cho học sinh bán trú, 9 bếp - phòng ăn, 11 công trình vệ sinh, 7 phòng tắm, 5 công trình nước sạch, 4 phòng ở công vụ cho giáo viên, mở rộng 12.309m2 đất quĩ trường. Tổng kinh phí dự kiến bố trí cho năm 2017 từ ngân sách tỉnh là 50 tỉ đồng.

Cùng nhau gỡ khó

Đối với việc sáp nhập các điểm lẻ về các điểm trường chính, xóa các lớp ghép, lớp tạm thì bài toán gỡ khó cho CSVC luôn được đặt ra đầu tiên. Từ điểm trường lẻ qui mô vài chục đến hơn một trăm học sinh, nay sáp nhập về trường chính với qui mô hơn 1.000 học sinh dĩ nhiên gánh nặng CSVC là điều khó tránh. Vì thế, trong thời điểm đầu năm học, một số trường phải bố trí phòng học nhờ.

Quĩ đất mở rộng điểm trường chính cũng rất khó khăn và phức tạp bởi các tỉnh miền núi đặc thù địa hình không bằng phẳng, diện tích đất mặt bằng hẹp, khó có thể xây dựng trường lớp. Thậm chí sĩ số học sinh từ điểm trường lẻ về tăng cao, đã làm phình sĩ số, gia tăng số lớp.

Từ nay đến năm 2020, Yên Bái thiếu 1.000 phòng học, trong khi 200 phòng học kiên cố, bán kiên cố ở các điểm trường lẻ đang bỏ không vì sáp nhập. Lào Cai mong muốn được ưu tiên trái phiếu Chính phủ để thực hiện kiên cố hơn 3.000 phòng học, giai đoạn 2016 - 2020.

Phòng học, phòng ở bán trú, nhà làm việc, nhà công vụ, các công trình bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước còn thiếu nhiều ở các trường bán trú và cấp học mầm non. Công tác quản lý và dạy học gặp nhiều khó khăn, thiếu cán bộ quản sinh, cấp dưỡng. Học sinh lớp 1,2 trong diện chuyển về điểm chính hoặc về học bán trú còn quá bé, chưa tự chăm sóc bản thân nên công tác chăm sóc các em cũng gây áp lực cho nhà trường. Ngoài ra còn có nguy cơ mất an toàn cho học sinh như hỏa hoạn, mưa lũ, dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đuối nước. Trường học xa nhà, cũng tạo nguy cơ học sinh bỏ 

Xóa lớp ghép, lớp tạm, sáp nhập các điểm trường lẻ về điểm trường chính đã góp phần đưa chất lượng giáo dục các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa khởi sắc. Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, học sinh bỏ học giảm rõ rệt. Hệ thống mạng lưới trường, lớp từng bước được rà soát, sắp xếp và hoàn thiện ở các cấp học, ngành học theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.