Trường học Nghệ An bị ảnh hưởng mưa lũ: Nước rút đến đâu, dọn dẹp đến đó

GD&TĐ - Các trường học bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại Nghệ An đang khẩn trương khắc phục hậu quả với phương châm “nước rút đến đâu, dọn dẹp vệ sinh đến đó”.

Trường Tiểu học Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An khẩn trương dọn dẹp sau khi nước lũ rút.
Trường Tiểu học Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An khẩn trương dọn dẹp sau khi nước lũ rút.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, ngành giáo dục huyện Thanh Chương, Nghệ An thiệt hại hơn 900 triệu đồng. Đến thời điểm này vẫn còn khoảng 60 trường đang bị ngập lụt hoặc chia cắt nên học sinh chưa đi học trở lại.

Clip trường học Nghệ An dọn dẹp, khắc phục hậu quả mưa lũ

Ngày 2/11, dù sân trường Mầm non Thanh Hà (huyện Thanh Chương) vẫn bị ngập khoảng 50cm, nhưng nước đã rút khỏi các phòng học. Cô Bùi Thị Vinh không cầm được nước mắt trong ngày đầu tiên “lội” được vào trường sau đợt lũ lụt.

Giáo viên Trường Mầm non Thanh Hà dọn dẹp vệ sinh khi nước lũ bắt đầu rút dần.
Giáo viên Trường Mầm non Thanh Hà dọn dẹp vệ sinh khi nước lũ bắt đầu rút dần.

“Nhiều thiết bị, học liệu, đồ dùng của giáo viên và trẻ bị thiệt hại, hư hỏng do ngâm nước. Khi nước bắt đầu dâng lên, chúng tôi đã kê cao bàn ghế, máy móc và bọc ni lông toàn bộ sổ sách, tài liệu kê lên cao. Nhưng trường chúng tôi toàn nhà cấp 4, nên khi nước lũ dâng cao, khiến đồ đạc bị ngâm nước hoàn toàn...”, cô Vinh nói.

Hiện công tác dọn dẹp, vệ sinh được khẩn trương thực hiện với phương châm “nước rút đến đâu, dọn dẹp vệ sinh đến đó”. Dự kiến, sang tuần tới, trường Mầm non Thanh Hà mới có thể đón trẻ trở lại.

Chiến sĩ Sư đoàn 324 Quân khu IV giúp đỡ trường học khắc phục hậu quả sau lũ
Chiến sĩ Sư đoàn 324 Quân khu IV giúp đỡ trường học khắc phục hậu quả sau lũ

Còn tại Trường Tiểu học Thanh Hà, dù đường vào trường vẫn đang ngập nước, nhưng công tác dọn dẹp cơ bản đã hoàn thành. Bùn đất được đẩy ra khỏi phòng học, sân trường.  

Ngoài cán bộ, giáo viên trong trường, công tác khắp phục, vệ sinh trường lớp sau lũ có sự hỗ trợ lớn từ lực lượng quân đội và chính quyền địa phương.

Dù được bọc vào túi ni long cất đặt trên cao, nhưng học liệu của cô và cháu Trường Mầm non Thanh Hà vẫn bị ngâm nước hoàn toàn.
Dù được bọc vào túi ni long cất đặt trên cao, nhưng học liệu của cô và cháu Trường Mầm non Thanh Hà vẫn bị ngâm nước hoàn toàn.
Cô Lê Thị Hải Hà - cán bộ thư viện Trường Tiểu học Thanh Hà cho biết, hầu hết thiết bị, sách vở trong thư viện được đưa lên phòng học tầng 2 nên không thiệt hại. Nhưng một số sách tham khảo và tài liệu, giấy khen tại phòng truyền thống Đoàn Đội bị ngập trong bùn đất.
Cô Lê Thị Hải Hà - cán bộ thư viện Trường Tiểu học Thanh Hà cho biết, hầu hết thiết bị, sách vở trong thư viện được đưa lên phòng học tầng 2 nên không thiệt hại. Nhưng một số sách tham khảo và tài liệu, giấy khen tại phòng truyền thống Đoàn Đội bị ngập trong bùn đất. 
Nhờ sự giúp đỡ của bộ đội, công tác dọn dẹp vệ sinh tại Trường Tiểu học Thanh Hà cơ bản đã hoàn tất.
Nhờ sự giúp đỡ của bộ đội, công tác dọn dẹp vệ sinh tại Trường Tiểu học Thanh Hà cơ bản đã hoàn tất.

Thượng tá Nghiêm Việt Đức – Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn 324, Quân khu IV cho biết: “Sư đoàn 324 – Trung đoàn 335 Quân khu IV đã cử 200 cán bộ chiến sĩ đến làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả lũ lụt tại xã Thanh Mỹ, Thanh Hà (huyện Thanh Chương, Nghệ An). Đây là 2 địa phương ngập lụt nặng nhất trong đợt lũ vừa qua. Trước hết, cán bộ chiến sĩ Sư đoàn giúp đỡ các nhà trường dọn dẹp để học sinh có thể sớm quay trở lại đi học. Cùng với đó, cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 324 sẽ giúp đỡ bà con nhân dân trong khôi phục lại đời sống và sản xuất sau lũ".

Trường Tiểu học Minh Sơn bị thiệt hại do mưa lũ nặng nhất huyện Đô Lương. Trong đó, 34 bộ bàn ghế bằng gỗ ép phục vụ học sinh ăn bán trú bị hư hỏng hoàn toàn do ngâm nước.
Trường Tiểu học Minh Sơn bị thiệt hại do mưa lũ nặng nhất huyện Đô Lương. Trong đó, 34 bộ bàn ghế bằng gỗ ép phục vụ học sinh ăn bán trú bị hư hỏng hoàn toàn do ngâm nước.

Tại huyện Đô Lương, Trường Tiểu học Minh Sơn là 1 trong 7 trường học bị thiệt hại nặng nhất do mưa lũ. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau khi nước rút, công tác khắc phục hậu quả đã hoàn thành. Sân trường, phòng học được dội rửa sạch sẽ, số bàn ghế cũng phơi khô và sắp xếp gọn gàng về các lớp, sẵn sàng đón học sinh trở lại.

Tuy nhiên, thầy Nguyễn Xuân Hùng – Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết, trường bị hư hỏng 34 bộ bàn ghế bằng gỗ ép dùng để phục vụ công tác ăn bán trú. Vì vậy, sắp tới, khi dạy học trở lại, nhà trường chưa thể tổ chức bán trú ngay cho học sinh.  

Hiện Đô Lương còn 12 trường học sinh chưa đi học trở lại do địa hình đang bị chia cắt. Phòng GD&ĐT huyện cũng chỉ đạo các nhà trường chủ động, tùy tình hình thực tế của địa phương mà thông báo cho học sinh đi học sau khi đảm bảo an toàn.

Trường Tiểu học Long Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn chìm trong biển nước.
Trường Tiểu học Long Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn chìm trong biển nước. 
Nước vẫn ngập sâu vào tận các dãy phòng học.
Nước vẫn ngập sâu vào tận các dãy phòng học.
Bàn ghế trong phòng học được kê cao
Bàn ghế trong phòng học được kê cao 
Học sinh được nghỉ học từ ngày 29/10 đến nay, và dự kiến sang đầu tuần tới (9/11) mới có thể quay lại trường.
Học sinh được nghỉ học từ ngày 29/10 đến nay, và dự kiến sang đầu tuần tới (9/11) mới có thể quay lại trường.

Trong khi đó, huyện Yên Thành đến ngày 2/11 chỉ còn 4 trường chưa thể dạy học trở lại. Nhưng các trường này đều ngập rất nặng. Trường Tiểu học Long Thành ở vùng thấp trũng, sau 3 ngày không mưa, nước vẫn ngập khoảng 1m, muốn vào trong trường phải dùng thuyền. Vì vậy, giáo viên nhà trường hiện vẫn đang đừng ngoài nhìn vào chờ nước rút, chứ chưa thực hiện dọn dẹp, vệ sinh được.

Theo thống kê ban đầu, toàn ngành giáo dục Nghệ An thiệt hại khoảng 15 tỉ đồng do mưa lũ. Hiện có 134 trường vẫn chưa thể cho học sinh đi học trở lại. Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT cũng cho biết: Sau khi thống kê toàn bộ thiệt hại, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ lập danh sách và tiếp tục có phương án hỗ trợ. Đồng thời lưu ý, trong thời điểm nước lũ chưa rút, các trường cần tuyên truyền phụ huynh, học sinh để đảm bảo viêc đi lại trong thời điểm mưa lũ. Trước mắt, ngành đã hỗ trợ 120 triệu đồng cho 6 trường học thiệt hại nặng nhất, mỗi trường 20 triệu đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.