Trường Đại học "vỡ" quỹ học bổng vì điểm đầu vào quá cao

GD&TĐ - Tặng học bổng 2 năm đầu cho thí sinh từ 21 điểm và tặng học bổng toàn khóa cho thí sinh từ 24 điểm trở lên là ưu đãi tiêu biểu trong chính sách học bổng mà Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên áp dụng trong mùa tuyển sinh 2020.

Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên

Trong số hơn 3000 thí sinh có nguyện vọng nhập học tại trường, có tổng số trên 1200 thí sinh đạt ngưỡng điểm từ 21 điểm trở lên, đây là một con số rất bất ngờ khi quỹ học bổng của các trường đại học luôn có giới hạn.

TS. Nguyễn Văn Tảo – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Nhà trường rất vui mừng khi điểm đầu vào của thí sinh năm nay cao đột biến. Trong những năm gần đây, nhà trường xác định việc nâng cao chất lượng đào tạo bắt đầu bằng việc tăng điểm xét tuyển đầu vào, cụ thể điểm xét tuyển mỗi ngành đều tăng từ 2 đến 4 điểm so với năm học trước.

Nhà trường không lo lắng về quỹ học bổng bởi nhà trường luôn sẵn sàng một kinh phí rất lớn cho sinh viên. Đồng thời, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay rất cao, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hiện đang "khát" nhân lực; các đơn vị này hợp tác chặt chẽ với nhà trường và sẵn sàng đồng hành, tài trợ học bổng và tuyển dụng sinh viên ngay khi còn đang học tập trong trường.

Nhà trường chủ trương đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp với cam kết đặt người học làm trung tâm cho mọi hoạt động đào tạo, hỗ trợ các em từ khi bắt đầu nhập học cho tới khi tốt nghiệp ra trường và có việc làm ổn định."

Với chính sách học bổng ưu đãi, trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều thí sinh có điểm cao nhằm nâng cao chất lượng đầu vào.

Ngoài phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT, Trường cũng tiếp tục tiến hành xét tuyển theo hình thức học bạ, đây cũng là một hình thức xét tuyển mở giúp cho Trường tuyển sinh thêm các học sinh có quá trình học tập khá, giỏi ở THPT.

Thông tin tuyển sinh năm 2020 của Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.