SGK mới có gì khác để môn Đạo đức, Giáo dục công dân trở lên hấp dẫn?

GD&TĐ - Môn Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân hiện nay thường bị cho là khô khan, giáo điều, không cập nhật các tình huống, vấn đề cuộc sống… Vậy khi biên soạn sách, các tác giả đã có những đổi mới gì để tăng tính hấp dẫn, thiết thực và hiệu quả cho việc dạy và học môn học này?

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Trả lời câu hỏi trên, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Tổng chủ biên môn Đạo đức, Giáo dục công dân - 1 trong những bộ sách được Bộ GD&ĐT phê duyệt khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới – cho biết:

Môn đạo đức là một trong những môn rất dễ rơi vào giáo điều, thuyết giảng. Vì vậy, khi biên soạn sách giáo khoa mới, chúng tôi quan tâm nhất vấn đề làm sao để học sinh hứng thú với môn học và phát triển được năng lực, phẩm chất.

Nói đến giáo dục đạo đức, trước hết phải quan tâm đến cảm xúc. Thế nên, xuất phát điểm của sách giáo khoa môn Đạo đức là chú trọng cảm xúc của học sinh, mà cảm xúc thì không ai áp đặt hoặc làm thay được, mà phải từ chính bản thân học sinh, từ trong các hoạt động học tập mới có cảm xúc thật sự được.

“Bộ sách giáo khoa “Cùng học để phát triển năng lực” đã lấy hoat động học làm trung tâm và học sinh chính là chủ thể của các hoạt động đó. Tư tưởng này đã được quán triệt và thể hiện rất rõ ở sách giáo khoa môn đạo đức” – GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho hay.

Làm rõ điều này, theo GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, ngay từ sách lớp 1, các tác giả đã chú trọng việc lựa chọn, thiết kế nội dung thông qua các hoạt động (từ hoạt động cá nhân, đến cặp đôi, nhóm…) để học sinh có điều kiện thể hiện cảm xúc của mình.

Chẳng hạn, sách Đạo đức lớp 1 gồm các chủ đề có nội dung gần gũi, cần thiết với học sinh trong cuộc sống thường ngày. Các em có thể xem, đọc sách này với những câu chuyện, những tình huống, trò chơi thật gần gũi, lý thú. Các em sẽ cùng bạn bè thảo luận, trả lời câu hỏi hoặc đóng vai để cảm nhận về gia đình, người thân và cuộc sống xung quanh...

“Điều quan trọng nhất là học sinh được thực hành, ứng dụng những điều trong sách một cách thường xuyên, qua đó bộc lộ niềm vui, sự thích thú qua mỗi bài học – đó cũng chính là niềm vui của các gia đình, thầy cô giáo và những người làm sách chúng tôi.

Ban đầu trẻ có thể chưa quen, thậm chí còn rụt rè với hoạt động tương tác, chia sẻ với bạn, với giáo viên. Nhưng với tiến trình hoạt động học tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ quen dần và bộc lộ được cảm xúc, năng lực của mình” – GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc chia sẻ.

Hơn nữa, để sách hấp dẫn và sử dụng có hiệu quả đối với mọi học sinh ở các vùng miền khác nhau trên cả nước, GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho biết, sách giáo khoa đặc biệt quan tâm đến cách thức trình bày sách sao cho đẹp, hiện đại, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Hình ảnh, tranh minh họa trong sách phản ánh được sự đa dạng vùng miền của đất nước, vừa sinh động, thân thiện, vừa gần gũi cuộc sống học sinh.

“Hy vọng sách giáo khoa mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Đạo đức theo định hướng phát triển năng lực, khắc phục đáng kể những hạn chế hiện nay” - GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.