Bộ sách lớp 1 “Cùng học để phát triển năng lực” có gì khác biệt với sách giáo khoa hiện hành?

GD&TĐ - Sự rõ nét nhất giữa bộ sách giáo khoa “Cùng học để phát triển năng lực” đó là được thể hiện qua cấu trúc từng bài học. Theo đó, nội dung mỗi bài học được thể hiện qua các hoạt động học.

Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” dùng cho học sinh lớp 1
Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” dùng cho học sinh lớp 1

So với sách giáo khoa hiện tại và trước đây, bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” dùng cho học sinh lớp 1 từ năm học 2020 - 2021 được xây dựng liên quan đến tích hợp. Ở mỗi lớp, nội dung chương trình được phân chia thành những chủ đề. Mỗi chủ đề (gồm một số bài) tích hợp những kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hướng tới hình thành và phát triển một số năng lực cốt yếu.

Mô hình cấu trúc sách giáo khoa “Cùng học để phát triển năng lực” là mô hình hoạt động. Cấu trúc SGK của từng môn học bao gồm các phần (mỗi phần gồm một số chủ đề và bài ôn tập cuối phần); mỗi chủ đề gồm một số bài học, bài ôn tập cuối chủ đề, bao gồm: tóm tắt tổng thể kiến thức, kỹ năng đã học và hệ thống câu hỏi/bài ôn tập.

Để xây dựng mô hình cấu trúc các bài học, trước hết cần xác định xem cuốn sách có bao nhiêu dạng bài. Về cơ bản, thường có các dạng bài sau: Bài hình thành kiến thức/kỹ năng/phương pháp mới; Bài thực hành/luyện tập/ôn tập; Dự án; hoạt động trải nghiệm; bài học thêm; bài ôn tập chủ đề.

Nội dung kiến thức trong mỗi bài được thể hiện qua 4 bước, phù hợp với quá trình nhận thức. Bắt đầu từ một tình huống điển hình - mô hình hóa để hình thành kiến thức, kỹ năng mới - thực hành, vận dụng kiến thức/kỹ năng mới trong những tình huống tương tự trong thực tế.

Mỗi bước thiết kế dưới dạng những hoạt động học tập. Tùy theo đặc điểm của môn học, cấp học mà có những loại hình hoạt động học tập khác nhau. Các tác giả SGK đã nghiên cứu xác định các loại hình hoạt động thích hợp. Sử dụng loại hình hoạt động này, có thể diễn đạt nội dung cho phù hợp.

Có thiết kễ mỹ thuật tổng thể bộ sách cho từng cấp học. Đảm bảo sự nhất quán về cấu trúc bộ sách, nhằm giúp học sinh sử dụng bộ sách một cách dễ dàng, nhất là khi học sinh tự học hoặc tự ôn tập. Đây cũng là sự khác biệt đáng chú ý của bộ sách mới so với bộ sách trước đây.

Ban soạn thảo bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” (Đơn vị đầu tư và tổ chức biên soạn là Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội) cho biết, chúng tôi rất quan tâm đến tính tương tác giữa học sinh với sách, học sinh với nhau và với giáo viên, khi thiết kế SGK cũng như sách giáo viên thể hiện ở các chuỗi hoạt động.

Ở đó, học sinh được làm việc với sách, có sự tươg tác, hợp tác với bạn trong cặp đoi, nhắm hoặc tương tác với giáo viên. Ngoài ra, hệ thống sách mềm (học liệu điện tử) cũng tạo điều kiện tích cực và hiệu quả cho các học này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ