Ríu rít bầy chim non giữa vùng cao Tam Đường

GD&TĐ - Chiều nay (14/10), trong chuyến công tác tại hai tỉnh miền núi Lào Cai, Lai Châu, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận dẫn đầu đoàn công tác đã thăm các cô giáo và học sinh Trường Mầm non Giang Ma (huyện Tam Đường, Lai Châu).

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cùng Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Đỗ Ngọc An chia kẹo cho các cháu học sinh
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cùng Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Đỗ Ngọc An chia kẹo cho các cháu học sinh

Đi cùng đoàn, về phía tỉnh Lai Châu có các đồng chí: Đỗ Ngọc An - Phó Bí thư Thường trực, Vương Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh Lai Châu; Giám đốc các Sở Giáo dục&Đào tạo: Hà Nội, Lào Cai, Điện Biên.

Trường Mầm non Giang Ma thuộc xã Giang Ma có 4 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 80%, dân tộc Dao chiếm 18%, dân tộc khác chiếm 2%. Trường thành lập ngày 15/7/2008 được chia tách từ trường Mầm non xã Hồ Thầu.

Trung tâm trường nằm dọc Quốc lộ 4D là giao điểm giữa tỉnh Lai Châu và huyện Tam Đường, gồm có 9 điểm trường lẻ nằm rải rác tại các bản trên địa bàn xã.

Báo cáo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, cô Hiệu trưởng Đèo Thị Tâm phấn khởi cho biết: Nhà trường nhận được sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, sự phối hợp ủng hộ của Ban đại diện cha mẹ học sinh nên cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học được đầu tư đặc biệt là lớp mẫu giáo 5 tuổi.

Đội ngũ CBGVNV đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. 100% các cháu mẫu giáo được hỗ trợ kịp thời về chế độ hỗ trợ ăn trưa. Số trẻ trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ tương đối cao, đặc biệt trẻ 5 tuổi là 100%.

Tuy nhiên, do địa bàn xã rộng có 9 điểm trường, các bản nằm rải rác, khoảng cách từ trung tâm đến bản lẻ khá xa, do đó ảnh hưởng đến một số hoạt động chung của nhà trường. Đa số lớp mẫu giáo ghép từ 2, 3 đến 4 độ tuổi phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất lớp học một số điểm trường chưa xây dựng kiên cố, thiếu các phòng chức năng.

Với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, kịp thời khắc phục khó khăn, tập thể trường mầm non Giang Ma đã cố gắng nỗ lực phấn đấu, làm tốt công tác tuyên truyền, từng bước góp phần nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh và nhân dân về tầm quan trọng khi cho con em trong độ tuổi được ra lớp.

Cùng đó, đẩy mạnh các phong trào thi đua, chú trọng công tác chăm sóc và nuôi dưỡng; tăng cường công tác xây dựng cơ sở vật chất; tổ chức tốt các hội thi, ngày hội ngày lễ; làm tốt công tác XHH, tạo mọi động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Từ năm 2008 đến năm 2014, trường luôn đạt tập thể lao động tiên tiến.

Vui niềm vui của các cháu học sinh mầm non khỏe khoắn, hiếu động, hát hay, múa dẻo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ấn tượng với những biểu đạt thông hiểu tiếng Kinh của các cháu mẫu giáo người dân tộc. Đây là kết quả của công sức chăm – dạy của các cô giáo trong triển khai chương trình dạy tiếng Việt sớm.

Thấu hiểu những khó khăn, vất vả thường ngày của các cô giáo và các cháu học sinh trường Mầm non Giang Ma, Bộ trưởng chia sẻ: “Điểm trường chính khang trang thể hiện sự cố gắng rất lớn của địa phương trong chăm lo cho giáo dục. Các cô giáo đã nỗ lực đạt chuẩn, vượt chuẩn về chuyên môn, chi bộ có 8 cô là đảng viên. Thành tích như vậy là rất lớn".

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chúc mừng thành tích của các cô các cháu đã đạt được; chúc các cô tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn về tay nghề, tiếp tục nâng cao lòng yêu trẻ, mến trẻ, khắc phục khó khăn để nuôi và dạy các cháu trưởng thành – khôn lớn; chúc các cháu hay ăn chóng lớn, học tiếng Việt giỏi để sau đó vào các lớp tiểu học, trở thành cháu ngoan Bác Hồ.

Giữa xôn xao lớp học vùng núi cao, vui cùng ánh mắt đen lóng lánh, những đôi bàn tay bé xíu nụ hoa nhận quà, tiếng cười tiếng nói ríu rít “cháu cảm ơn bác” như bầy chim non... của con trẻ, mỗi người trong đoàn công tác chợt cảm thấy như trẻ lại.

Cuộc giao lưu thiết thực, ấm áp

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trò chuyện với học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu
 Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trò chuyện với học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu
Trong chương trình công tác, từ 16 giờ hôm nay (14/10) Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã có cuộc gặp gỡ giáo viên, học sinh tỉnh Lai Châu tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú.                                                                                                                                                             Trong 2 tiếng đồng hồ Bộ trưởng đã trao đổi, giải đáp cặn kẽ cho thầy và trò Lai Châu những câu hỏi về Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia; các vấn đề về đổi mới phương pháp dạy và học; về chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh các dân tộc trong tỉnh Lai Châu.                                                                                                              Cũng trong cuộc gặp gỡ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tặng ngành Giáo dục Lai Châu tấm chân dung Bác Hồ bằng đá quý với mong muốn các thầy cô giáo quyết tâm làm theo lời Bác dạy ""dù khó khăn đến đâu cũng phải dạy thật tốt, học thật tốt"".                                                                                                                                                      25 em học sinh dân tộc có hoàn cảnh khó khăn nhưng vươn lên học giỏi hết sức cảm động khi được nhận 25 suất học bổng (3 triệu đồng/suất) do chính tay Bộ trưởng trao tặng.                                                                                                                                                     Niềm vui cũng đến với thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh khi được nhận một phòng học Tin học với 35 máy Bộ trưởng trao tặng.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.