Học viện Quản lý giáo dục khai giảng trực tuyến kết hợp trực tiếp

GD&TĐ - Sáng 27/10, Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức khai giảng năm học 2021 – 2022 theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.

Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức khai giảng năm học 2021 – 2022 theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp
Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức khai giảng năm học 2021 – 2022 theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện nhấn mạnh, trong bối cảnh chưa có tiền lệ thì phải áp dụng giải pháp chưa có tiền lệ. Đơn cử như buổi lễ khai giảng, chúng ta đang áp dụng tổ chức trực tuyến kết hợp trực tiếp – hình thức chưa từng có tiền lệ.

Chia sẻ với tân sinh viên, lãnh đạo Học viện Quản lý giáo dục nhắn nhủ, trước mắt các em là chặng đường mới, thênh thang, rộng lớn nhưng cũng có nhiều khó khăn thách thức.

Vì thế, các em cần cố gắng thật nhiều, nhanh chóng tìm ra phương pháp làm việc, học tập hiêu quả, sớm thích nghi với môi trường học tập và cuộc sống mới. Đồng thời biết cách vượt qua khó khăn, áp lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập, để 4 năm nữa – cũng tại hội trường này, các em sẽ được trao nhận tấm bằng cử nhân danh giá của Học viện Quản lý giáo dục. Khi đó, các em sẽ có nhiều cơ hội để làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

“Vì thế, hơn bao giờ hết, các em phải nỗ lực, cố gắng hết mình và rèn luyệt thật tốt để trở thành công dân tốt” – GS.TS Phạm Quang Trung nhắc lại.

GS.TS Phạm Quang Trung phát biểu tại buổi lễ
GS.TS Phạm Quang Trung phát biểu tại buổi lễ

Là một trong những tân sinh viên, Nguyễn Phương Anh - ngành Luật bộc bạch: Mặc dù chỉ là qua màn ảnh nhỏ nhưng cảm xúc tự hào khi trở thành tân sinh viên vẫn vẹn nguyên và tươi mới.

Phương Anh bày tỏ, để trở thành sinh viên của một trường đại học là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu không chỉ của riêng em, mà còn của bao nhiêu bạn trẻ khác trong suốt những năm học phổ thông. Đó là điều thiêng liêng và tự hào.

Tân sinh viên Nguyễn Phương Anh
Tân sinh viên Nguyễn Phương Anh

“Là sinh viên trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0, chúng em không chỉ cùng nhau phấn đấu và rèn luyện vươn tới mục tiêu “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”; mà chúng em còn xác định tâm thế sẵn sàng cùng đất nước hội nhập.

Tin rằng, được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các khoa; sự truyền dạy của thầy, cô bằng cả trí tuệ, tâm huyết, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, chúng em sẽ vượt qua những khó khăn ban đầu, phát huy được nét đặc trưng của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục: Bản lĩnh - Trí tuệ - Văn minh - Tình nguyện" – Phương Anh trải lòng.

Nhân dịp này, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục quyết định khen thưởng và trao học bổng của nhà tài trợ cho gần 200 sinh viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.