Học sinh Hải Phòng hào hứng với ứng dụng "Lực đẩy Acsimet"

GD&TĐ - Sáng 26/11, Trường THCS Lương Khánh Thiện, quận Kiến An, TP Hải Phòng đã tổ chức thành công chuyên đề cấp thành phố "Lực đẩy Acsimet- Sự nổi- Ứng dụng chế tạo áo phao".

Những chiếc áo phao tự tay các em học sinh lớp 8 Trường THCS Lương Khánh Thiện làm khi ứng dụng bài học về Sự nổi.
Những chiếc áo phao tự tay các em học sinh lớp 8 Trường THCS Lương Khánh Thiện làm khi ứng dụng bài học về Sự nổi.

Chủ đề do cô giáo Trịnh Thị Thu Chang lên lớp cùng các em học sinh khối lớp 8. Đây là một trong những chủ đề dạy học STEM năm học 2020-2021 của Trường THCS Lương Khánh Thiện.

Bài dạy tập trung ở các bước 1,2,3,4,5 của một chủ đề STEM với mong muốn thực hiện đầy đủ một chu trình từ đầu các bước dạy học.

Học sinh làm thí nghiệm về lực đẩy Acsimet.
Học sinh làm thí nghiệm về lực đẩy Acsimet.

Nằm trong chương trình Vật Lý 8, Tiết 15-16 bài dạy "Lực đẩy Acsimet- Sự nổi- Ứng dụng của sự nổi" do cô Chang giảng dạy không chỉ cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh mà còn khơi dậy niềm đam mê tìm tòi, ứng dụng cho các em khi vận dụng kiến thức đã học vào làm áo phao. 

Các em làm việc nhóm, bàn bạc tìm ra các chế tạo những chiếc áo phao từ vật liệu tái chế.
Các em làm việc nhóm, bàn bạc tìm ra các chế tạo những chiếc áo phao từ vật liệu tái chế.

Các em học sinh được tìm hiểu về sự nổi thông qua kết quả hoạt động nhóm với những thí nghiệm đo lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả trứng trong môi trường nước muối.

Bài học thêm phần hứng thú và thiết thực khi cô giáo đưa ra tình huống thực tế với vai trò của chiếc áo phao đối với người dân miền Trung trong đợt lũ lụt vừa qua.

Chuyên đề sôi nổi với những câu hỏi- đáp của các nhóm học sinh
Chuyên đề sôi nổi với những câu hỏi- đáp của các nhóm học sinh

Ứng dụng kiến thức đã học, nhóm học sinh tự tìm hiểu, lựa chọn nguyên liệu để làm ra những chiếc áo phao, đặc biệt chú ý là ý tưởng làm áo phao từ những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng.

Chuyên đề được đánh giá là "món ăn tinh thần" thiết thực, đem đến một hướng tiếp cận và cách dẫn dắt học sinh vào bài dạy học STEM nhẹ nhàng, hiệu quả.

Ông Đỗ Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng đánh giá về bài dạy.
Ông Đỗ Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng đánh giá về bài dạy.

Ông Đỗ Văn Lợi- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng đánh giá, đây là một tiết dạy thành công và xứng đáng xếp loại xuất sắc. Từ những hoạt cảnh đơn giản, cách dẫn dắt vấn đề của giáo viên đến tiến trình bài dạy có nội dung phù hợp khiến học sinh nắm được kiến thức và tương tác tốt.

Nêu quan điểm về chủ đề dạy học này, ông Vũ Xuân Phúc- Trưởng Phòng GD&ĐT quận Kiến An cho rằng, bài dạy đã đi đúng hướng. Thành công của tiết dạy ngoài những kiến thức được khắc sâu là sự tương tác, kết nối giữa giáo viên với học sinh, các hoạt động của học sinh, độ mở kiến thức trong bài dạy qua các thí nghiệm, ứng dụng thực tiễn và mang định hướng tuyên truyền tốt.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ