Hà Nội quyết định dừng ngay tuyển sinh mới hệ song bằng lớp 6

GD&TĐ - Chiều 23/4, Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin chính thức về việc không tuyển mới học sinh lớp 6 chương trình đào tạo song bằng IGCSE tại các trường THCS từ năm học 2021-2022.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến thông tin với báo chí.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến thông tin với báo chí.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, sau khi xin ý kiến chỉ đạo thành phố, Sở GD&ĐT quyết định dừng ngay việc tuyển sinh theo đề án thí điểm chương trình song bằng THCS Việt Nam và chứng chỉ IGCSE tại một số trường THCS tại Hà Nội trong năm học 2021-2022.

Đề án được thí điểm trong 6 năm, theo đó từ năm học 2018-2019 đến 2020-2021 tuyển sinh mới lớp 6, dạy tiếp học sinh lên lớp 7,8. Còn từ năm học 2021-2022, dạy tiếp học sinh lến lớp 7,8,9; không tuyển mới học sinh lớp 6. Năm học 2022-2023, dạy tiếp học sinh lên lớp 8,9. Năm học 2023-2024, dạy tiếp học sinh được lên lớp 9.

Theo ông Tiến, các trường THCS đã nghiên cứu đề án chứ không phải không rõ tiến độ tuyển sinh, tuy nhiên do không thông tin rộng rãi nên phụ huynh học sinh chưa nắm bắt được. Hiện, nhiều trường ngoài công lập đang triển khai mạnh mẽ chương trình theo hình thức song bằng, phụ huynh học sinh quan tâm có thể hướng cho con theo học các mô hình này…

Bên cạnh đó, trường THCS Thanh Xuân, THCS Cầu Giấy là 2 trường nằm trong đề án thí điểm vẫn có thể triển khai tiếp hướng của đề án do đã được công nhận chất lượng cao.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Việc triển khai chương trình song bằng theo cơ chế xã hội hóa, giáo viên thuộc diện hợp đồng lao động dạy các môn nên nhà trường chủ động điều chỉnh nhân sự, không ảnh hưởng đến đội ngũ CBGV nhà trường.

Với học sinh lớp 9 học theo chương trình song bằng, các em được học đủ chương trình đào tạo của Bộ GD&ĐT và hệ Cambridge nên khi kết thúc lớp 9 là hoàn thành song song 2 chương trình. Cơ hội vào lớp 10 THPT rất rộng mở, các em có thể học song bằng ở 2 Trường THPT Chu Văn an, THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam, trường THPT công lập, trường quốc tế, trường có đào tạo hệ Cambridge…

Sở sẽ giao thêm chỉ tiêu cho các trường THPT đang đào tạo hệ song bằng, đảm bảo khoảng 60% học sinh lớp 9 đã học chương trình song bằng có thể học tiếp song bằng trong trường THPT công lập trên địa bàn có đào tạo chương trình này.

Ông Tiến nhấn mạnh: Theo lộ trình đề án, đến năm học 2023-2024, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với các sở, ngành tiến hành đánh giá toàn bộ đề án. Trên cơ sở đánh giá kết qủa đạt được, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, tham mưu với thành phố, Bộ GD&ĐT về kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

Từ năm học 2018-2019, Hà Nội có 7 trường THCS triển khai chương trình song bằng. Chương trình được đánh giá về cơ bản được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ. Các nội dung giảng dạy được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh, đáp ứng yêu cầu cần thiết để chuẩn bị cho bài thi lấy chứng chỉ A-level. Ở cấp THCS, 100% giáo viên Cambridge là người nước ngoài; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại các trường đào tạo song bằng được đầu tư đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn của đề án…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoài thờ Kinh Dương Vương, trong đền còn thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ với bức đại tự “Đại Nam tổ miếu”.

Tháng Ba, thăm lăng mộ Thủy tổ nước Nam

GD&TĐ - Mấy nghìn năm có lẻ, ở gò đất cao tụ khí làng Á Lữ, xã Đại Đồng (Bắc Ninh) đã lưu giữ linh hài của ông nội Vua Hùng, Thủy tổ nước Nam Kinh Dương Vương.
U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.