Cuối năm 2020, công trình Trường ĐH Việt Đức sẽ được đưa vào sử dụng

Cuối năm 2020, công trình Trường ĐH Việt Đức sẽ được đưa vào sử dụng

Tại buổi làm việc với Ban quản lý dự án Xây dựng Trường Đại học Việt Đức và đại diện các nhà thầu đang tham gia thi công trường, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã nghe các bên báo cáo tiến độ thực hiện công trình, những khó khăn vướng mắc nảy sinh trong công tác thi công.Thứ trưởng cũng đã trực tiếp thị sát công trình tại nhiều khối nhà như khu hiệu bộ, khu học tập, thư viện...

Ông Nguyễn Khắc Huy – đại diện Ban quản lý xây dựng dự án đã có báo cáo chi tiết với Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc về tiến độ, khối lượng công việc mà các bên đã thực hiện. Theo đó, 64% khối lượng công việc cơ bản đến nay đã xong, đến cuối năm 2020 dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ công trình và đưa vào sử dụng.

Phối cảnh toàn bộ Dự án Trường ĐH Việt Đức khi hoàn thành
 Phối cảnh toàn bộ Dự án Trường ĐH Việt Đức khi hoàn thành

Trường Đại học Quốc tế Việt Đức được thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức. Tất cả các chương trình ở Đại học Việt Đức đều do hầu hết giáo sư từ các trường đối tác Đức giảng dạy. Sinh viên sẽ nhận được văn bằng chính thức từ các trường đối tác Đức.

Theo Ban quản lý dự án Xây dựng Trường Đại học Việt Đức, Đại học Quốc tế Việt Đức có quy mô 50ha, với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng (200 triệu USD), được đầu tư từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới và vốn đối ứng của Chính phủ.

 Trường có quy mô đào tạo khoảng 12.000 sinh viên, ngay khi cơ sở tại Bến Cát đưa vào vận hành,  sẽ trở thành trường đại học quốc tế lớn nhất Việt Nam.

Hiện Trường Đại học Quốc tế Việt Đức đã hoàn thiện xong toàn bộ phần thô của các khu hành chính, học thuật, khu thí nghiệm, thư viện và các công trình tiện ích. Hiện tại, các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện để có thể đưa vào vận hành dự án đúng kế hoạch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.