Bài học kinh nghiệm của Hưng Yên sau sự việc nữ sinh bị đánh hội đồng

Ông Nguyễn Văn Phê – Giám đốc sở GD&ĐT Hưng Yên. Ảnh minh họa/internet
Ông Nguyễn Văn Phê – Giám đốc sở GD&ĐT Hưng Yên. Ảnh minh họa/internet

Quyết liệt xử lý nghiêm để làm gương 

Đánh giá chung, Giám đốc sở GD&ĐT Hưng Yên cho rằng, công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học phòng chống bạo lực học đường được triển khai đầy đủ, nghiêm túc; an toàn trường học trường học được đảm bảo; không có sự cố về giáo viên có hành vi bạo lực, bạo hành trẻ em, học sinh; không có sự cố cơ sở vật chất gây thương tích cho học sinh; không xảy ra cháy nổ; ngăn chặn kịp thời không để tệ nạn xã hội xâm nhập trường học.

Sự việc bạo lực học đường xảy ra tại một trường THCS của Hưng Yên, theo ông Phê, là một trường hợp đáng tiếc, cá biệt. Tỉnh đã có chỉ đạo kịp thời, quyết liệt xử lý nghiêm để làm gương. Ngành Giáo dục cũng đã có văn bản chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác phòng chống bạo lực học đường. Ngày 7/4/2019, ngành Giáo dục Hưng Yên đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác phòng chống bạo lực học đường với hơn 16.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên tại gần 600 điểm cầu.

Hội nghị trực tuyến đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường. Ảnh: Việt Cường
Hội nghị trực tuyến đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường. Ảnh: Việt Cường 

Môi trường tốt tự nó đã có giá trị giáo dục

Chia sẻ của ông Nguyễn Văn Phê, sau khi tổ chức họp trực tuyến đến từng thầy cô mới thấy, mặc dù Sở đã triển khai đến tận các CBQL, nhưng một số CBQL triển khai tại đơn vị mình còn hời hợt nên giáo viên chưa nắm chắc, từ đó xử lý các việc chưa được hiệu quả như mong muốn.

“Qua hội nghị trực tuyến đến từng giáo viên có sự trao đổi, chia sẻ trực tiếp nên việc học tập kinh nghiệm đạt hiệu quả rất cao” – ông Phê cho hay.

Để đảm bảo an ninh an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường, Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên cho rằng: cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội để đảm bảo môi trường cho trẻ trưởng thành. Môi trường tốt tự nó đã có ý nghĩa, giá trị giáo dục.

Cùng với môi trường là các hoạt động giáo dục cần thiết. Cụ thể: môi trường xã hội cần phải an toàn, lành mạnh, kiểm soát được các thông tin xấu, độc ảnh hưởng đến trẻ em; các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật cần phải bị lên án, xử lí mạnh mẽ. Tăng cường các hoạt động giáo dục xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến các tấm gương người tốt việc tốt. Với vấn đề này thì các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương có vai trò hết sức quan trọng... 

“Các thầy cô chủ nhiệm phải là điểm tựa của học sinh, phải là người tin cậy nhất để các em chia sẻ các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, học tập; là cầu nối giữa học sinh và gia đình, giữa học sinh với đội ngũ thầy cô trong nhà trường với lãnh đạo trường, với các tổ chức trong nhà trường. Và là người gần gũi nhất, phân tích giúp học sinh, cùng học sinh đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra xa trường học”ông Nguyễn Văn Phê trao đổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ