3 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam góp mặt Bảng xếp hạng đại học quốc tế uy tín

GD&TĐ - Ngày 2/6, trong Bảng xếp hạng các trường đại học khu vực Châu Á năm 2021 do tạp chí Times Higher Education (THE Châu Á) công bố, Việt Nam có 3 cơ sở giáo dục đại học góp mặt trong bảng xếp hạng này.

ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục có mặt  trong Bảng xếp hạng các trường đại học khu vực Châu Á năm 2021, với vị trí trong nhóm 251 – 300, đứng đầu Việt Nam. Ảnh: Internet
ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục có mặt trong Bảng xếp hạng các trường đại học khu vực Châu Á năm 2021, với vị trí trong nhóm 251 – 300, đứng đầu Việt Nam. Ảnh: Internet

Cụ thể: ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục có mặt trong trong bảng xếp hạng, với vị trí trong nhóm 251 – 300, đứng đầu Việt Nam. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp trong nhóm 351- 400 và ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh thuộc nhóm 401+.

Tiếp tục duy trì vị thế đứng đầu Việt Nam trong năm thứ hai tham bảng xếp hạng các trường đại học Châu Á của THE năm 2021, với tổng số điểm cao nhất trong số ba cơ sở giáo dục đại học Việt Nam (26,9–29,6), ĐH quốc gia Hà Nội còn có điểm cao nhất về 4/5 tiêu chí xếp hạng (Giảng dạy, Nghiên cứu, Trích dẫn và Triển vọng Quốc tế); ĐH quốc gia Tp Hồ Chí Minh có điểm cao nhất về tiêu chí thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ.

So với kết quả xếp hạng năm 2020, ĐH Quốc gia Hà Nội đều tăng điểm ở tất cả các tiêu chí xếp hạng của bảng xếp hạng THE Châu Á. Trong đó, điểm tăng mạnh nhất ở tiêu chí trích dẫn (8%), tiếp đó là tiêu chí Nghiên cứu (tăng 7,4%), 3 tiêu chí còn lại Giảng dạy, Thu nhập từ chuyển giao tri thức và Công nghệ và triển vọng quốc tế tăng nhẹ lần lượt là 1,6%, 1,6% và 0,6%.

Để thực hiện và công bố Bảng xếp hạng đại học Châu Á năm 2021, Times Higher Education đã sử dụng bộ tiêu chí gồm 13 chỉ số thuộc 5 nhóm Giảng dạy (30%), Nghiên cứu (30%), Chỉ số trích dẫn (30%), Thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ (7,5%) và Triển vọng quốc tế (7,5%). Với cách đánh giá như vậy, những cơ sở giáo dục đại học không phải là đại học nghiên cứu hoặc không mạnh về nghiên cứu khó có thể có mặt trong Bảng xếp hạng này. 

3 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam góp mặt Bảng xếp hạng đại học quốc tế uy tín  ảnh 1

Năm 2021, có 551 cơ sở giáo dục thuộc 30 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực Châu Á được THE xếp hạng, trong khi năm 2020 chỉ có 500 trường, trong đó Việt Nam tiếp tục có ba cơ sở giáo dục của trong bảng xếp hạng này.

Trước đó, trong Bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 801-1000 thế giới. Đồng thời trong 3 kỳ xếp hạng liên tiếp (2019 - 2021) của Bảng xếp hạng đại học thế giới của QS, ĐH Quốc gia Hà Nội liên tục duy trì vị trí 801-1000. Ngoài ra, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng lần đầu tiên đạt vị trí 101–150 trong bảng Xếp hạng 50 trường đại học trẻ (Top 50 under 50) của QS kỳ xếp hạng 2021.

Về xếp hạng theo lĩnh vực, ĐH Quốc gia Hà Nội hiện có 5 lĩnh vực được QS xếp hạng, đó là Khoa học máy tính và hệ thống thông tin (đứng thứ 601 – 650 thế giới), Cơ kỹ thuật, hàng không và chế tạo (451 – 500), Toán học (401 – 450), Vật lý và thiên văn học (501 – 550), Kinh doanh và Nghiên cứu quản lý (501 – 550). Trong Bảng xếp hạng THE, các lĩnh vực của ĐHQGHN được xếp hạng bao gồm: Khoa học máy tính (501-600 thế giới), Khoa học Vật lý (601-800), Kỹ thuật & Công nghệ (401-500).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.