Giáo dục văn hoá truyền thống cho học sinh qua không gian Tết xưa tại trường học

GD&TĐ - Tự tay nặn những chú tò he, được làm thầy Đồ, chơi trò chơi dân gian…, học sinh Trường Tiểu học Trần Phú như được trở về với Tết cổ truyền xưa.

Học sinh được trải nghiệm gói bánh chưng cùng các giáo viên.
Học sinh được trải nghiệm gói bánh chưng cùng các giáo viên.

Ngày 12/1, Trường Tiểu học Trần Phú đã tổ chức “Hội chợ Xuân 2023” với chủ đề “Mùa xuân trên quê hương em”.

Những tiết mục chủ đạo hướng về Tết xưa đã tái hiện không gian văn hóa, ẩm thực, phong tục Tết cổ truyền, mang đến cho học sinh những hoạt động trải nghiệm thú vị về phong tục tập quán và nét đẹp văn hóa dịp Tết Nguyên đán của dân tộc Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú mong muốn thông qua chương trình, học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Bà Nguyễn Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú mong muốn thông qua chương trình, học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Trong buổi trải nghiệm này, học sinh được nặn tò he, được làm ông Đồ viết thư pháp, được bày mâm ngũ quả hay chơi các trò chơi dân gian ngay tại trường. Từ đó, giúp các em hiểu hơn giá trị văn hóa truyền thống về Tết xưa của ông cha.

Đặc biệt, học sinh tỏ ra vô cùng hào hứng với công việc gói bánh chưng. Nhiều em chia sẻ, đây là lần đầu tiên các em được tự tay làm một chiếc bánh từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, gói bánh, quây quần bên bếp lửa hồng để hoàn thành sản phẩm.

Nhiều học sinh cho biết lần đầu tiên được gói bánh chưng.

Nhiều học sinh cho biết lần đầu tiên được gói bánh chưng.

Không chỉ dừng lại ở các hoạt động trải nghiệm đơn thuần, trong lễ hội chợ Xuân này, nhà trường còn có những tiết mục giáo dục về giá trị sống, về lòng bao dung, nhân ái, sự biết ơn cha mẹ, thầy cô…

Rất nhiều trải nghiệm thú vị trong chương trình khiến học sinh hứng khởi.

Rất nhiều trải nghiệm thú vị trong chương trình khiến học sinh hứng khởi.

Trực tiếp tham gia gói bánh chưng cùng thầy cô và các bạn ngay tại sân trường trong “Hội chợ Xuân 2023” do nhà trường tổ chức, em Nguyễn Khánh Nhật Mai, lớp 5A1 chia sẻ: “Hai năm do dịch Covid-19 nên chúng em không có những buổi ngoại khoá như thế này. Năm nay, chúng em được trải nghiệm nhiều chương trình, hiểu biết hơn về Tết cổ truyền của dân tộc. Đặc biệt, chúng em được tự tay gói bánh chưng, công việc mà ngày Tết chỉ có bố mẹ và ông bà mới có thể làm được. Em mong năm nào nhà trường cũng tổ chức hoạt động vui vẻ, bổ ích này để chúng em có cơ hội được trải nghiệm, được gắn bó, chia sẻ với nhau nhiều hơn”.

Học sinh trong vai ông Đồ viết thư pháp.

Học sinh trong vai ông Đồ viết thư pháp.

Theo cô giáo Hoàng Thị Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1, với các em học sinh ở thành phố thì cơ hội để được thấy ông bà, bố mẹ gói bánh chưng là rất ít. Vì vậy, thông qua hoạt động dạy học sinh gói bánh chưng sẽ là dịp quan trọng để giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa cũng như truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong dịp Tết đến, Xuân về.

Bà Nguyễn Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú cho biết, sau 2 năm gián đoạn vì Covid-19, năm nay nhà trường tổ chức “Hội chợ Xuân Quý Mão 2023”. Đây là hoạt động trải nghiệm mới mẻ và ý nghĩa, tạo không gian để học sinh vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng. Đồng thời mang đến cho các em những không gian văn hoá truyền thống của dân tộc.

Trong Hội chợ Xuân, các em còn được trải nghiệm nặn gốm bát tràng.

Trong Hội chợ Xuân, các em còn được trải nghiệm nặn gốm bát tràng.

“Ngay trên sân trường, các em sẽ được gặp gỡ làm quen với những phiên chợ xưa, đến nồi bánh chưng xanh – món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền… Các em được cùng nhau trang trí cành đào, trang trí không gian đón Tết, ngắm nhìn những chú rối nước ngộ nghĩnh đáng yêu, được nặn những con tò he đầy sắc màu, được làm thầy Đồ với những trang thư pháp, được chơi trò dân gian, chiêm ngưỡng điệu múa Xuân Phả… Đó là tất cả những nét đặc sắc và độc đáo được tái hiện của mùa xuân trên quê hương Việt Nam”, bà Mai chia sẻ.

Trải nghiệm múa rối khiến học sinh thích thú.

Trải nghiệm múa rối khiến học sinh thích thú.

Theo bà Mai, nhà trường mong muốn qua chương trình, các em học sinh biết về ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền của dân tộc, những nét văn hoá dân gian đặc trưng trong những ngày lễ Tết, để cùng nhau giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá. Bên cạnh đó, mang đến cho các em những kỷ niệm đẹp, đáng nhớ, góp phần vẽ lên ký ức đẹp trong tuổi thơ của học trò.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc cũng được thể hiện tại Hội chợ Xuân.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc cũng được thể hiện tại Hội chợ Xuân.

Cũng trong dịp này, nhà trường đã phối hợp với công đoàn cùng với các đơn vị tài trợ trao 50 suất quà Tết, góp thêm hơi ấm vào một cái Tết yêu thương đến với học trò nghèo.

Ông Trịnh Vĩnh Long, Trưởng Phòng Tiểu học, Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hoá trao quà tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Trịnh Vĩnh Long, Trưởng Phòng Tiểu học, Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hoá trao quà tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bà Lê Thị Chung, chuyên viên Phòng GD&ĐT TP Thanh Hoá trao quà tới học sinh.

Bà Lê Thị Chung, chuyên viên Phòng GD&ĐT TP Thanh Hoá trao quà tới học sinh.

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Mai trao tới học sinh những món quà ý nghĩa.

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Mai trao tới học sinh những món quà ý nghĩa.

Một số đơn vị tài trợ cũng gửi tặng những suất quà ý nghĩa đến với học sinh khó khăn trong chương trình Hội chợ Xuân 2023.

Một số đơn vị tài trợ cũng gửi tặng những suất quà ý nghĩa đến với học sinh khó khăn trong chương trình Hội chợ Xuân 2023.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.