Giáo dục trẻ em tính tự lập ở Nhật Bản

Nền GD Nhật Bản được biết đến như một trường hợp thành công trong việc xây dựng tính tự giác cho trẻ nhỏ từ rất sớm, giúp các em có tinh thần tự lập, không ỷ lại vào bố mẹ

Giáo dục trẻ em tính tự lập ở Nhật Bản

Hình ảnh những em bé còn rất nhỏ tuổi đã tự biết xúc cơm ăn hoặc ngồi yên một chỗ và giữ trật tự khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến tại Nhật Bản.

Theo nhà giáo Omameuda, quan điểm phổ biến ở Nhật Bản cho rằng việc vun đắp tính tự lập cho trẻ không thể diễn ra trong một ngày, một buổi mà là quá trình lặp đi lặp lại, đòi hỏi sự kiên nhẫn của các bậc phụ huynh.

Nhà giáo Omameuda Hirotomo, Viện Nghiên cứu Tamagawa cho biết: “Đặc trưng của việc dạy con ở Nhật Bản là có sự gắn bó chặt chẽ giữa người mẹ và con cái.

Họ học được một điều rằng tạo cho trẻ một thói quen sinh họat tích cực, hay còn gọi là một nhịp sống là điều rất quan trọng. Hàng sáng gia đình phải cố gắng dậy sớm.

Ăn uống phải đúng giờ, bữa ăn phải diễn ra đúng quy tắc. Buổi tối không được ngủ muộn. Nhiều gia đình ở Nhật Bản rất quan tâm đến việc tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh cho trẻ”.

Nền giáo dục tại Nhật Bản chủ trương dạy trẻ tuân thủ các quy định và làm những điều cần thiết kể cả khi trẻ không thích, chẳng hạn như khuyến khích trẻ ăn nhiều rau trong mỗi bữa ăn dù trẻ thích ăn thịt. Điều này được cho rằng sẽ tạo nên nhận thức xã hội và trách nhiệm cho trẻ em từ những độ tuổi còn rất nhỏ.

Trong khi cách giáo dục truyền thống tại Nhật Bản thiên về vai trò của người mẹ, những năm gần đây xu hướng gửi con đi nhà trẻ từ rất sớm để người phụ nữ có thể đi làm đang tăng lên. Xu hướng này đã làm gia tăng trách nhiệm của trường học trong việc đào tạo tính tự lập cho trẻ nhỏ.

Các trường mẫu giáo ở Nhật Bản cũng tuân thủ tinh thần giáo dục chung đó là nhẹ nhàng nhưng cương quyết yêu cầu trẻ em tự giác làm những việc trong phạm vi có thể, như tự ăn cơm, tự thay quần áo sau giờ ăn và tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong.

“Mặc dù tỷ lệ những bà mẹ ở nhà chăm sóc con vẫn còn lớn nhưng tỷ lệ này đang giảm dần. Một khi bố mẹ đã đi làm, phần lớn thời gian trong ngày của trẻ nhỏ sẽ là ở trường học.

Trong môi trường tập thể, trẻ sẽ không còn nhận được sự chăm sóc của mẹ như ở nhà, và có xu hướng tuân theo các quy định của trường học”, nhà giáo Omameuda Hirotomo, Viện Nghiên cứu Tamagawa cho biết thêm.

Cũng như nhiều quốc gia khác, nền giáo dục của Nhật Bản cũng đang đối mặt với áp lực phải tự đổi mới nhưng những nguyên tắc cơ bản đã được kiểm chứng vẫn được giữ nguyên để tạo nên các công dân có ích cho xã hội.

Theo VTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Tiết 0” môn Ngữ văn tại Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: NTCC

Nhiều mô hình hay hỗ trợ học sinh

GD&TĐ - Mô hình “tiết 0” hay “trường giúp trường” đã và đang phát huy hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong việc hỗ trợ HS lớp 9 ở Hà Nội ôn thi vào lớp 10.