Giáo dục tinh thần yêu lao động qua trải nghiệm hội chợ xuân

GD&TĐ - Qua hội chợ xuân, học sinh được trải nghiệm và thêm quý trọng sức lao động của người nông dân khi làm ra hạt gạo để tạo nên những chiếc bánh Chưng.

Học sinh được thầy cô hướng dẫn các bước để gói bánh chưng.
Học sinh được thầy cô hướng dẫn các bước để gói bánh chưng.

Những ngày này, trên khắp mọi miền của tổ quốc đang rộn rã không khí chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng và chào đón xuân Giáp Thìn 2024. Nhiều nhà trường cũng tổ chức sự kiện cho học sinh vui xuân đón Tết thông qua hoạt động trải nghiệm gói bánh Chưng, hội chợ xuân.

Cô Nguyễn Thị Vân Hồng - Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay, hàng năm trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, trường đều tổ chức chương trình Hội xuân cho học sinh và phụ huynh cùng tham gia. Đây là cơ hội để gắn kết tình thân giữa thầy - trò, cha mẹ - con cái.

Các nguyên liệu như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, thịt lợn, lạt buộc... đều được chuẩn bị sẵn sàng.

Các nguyên liệu như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, thịt lợn, lạt buộc... đều được chuẩn bị sẵn sàng.

Năm nay, sự kiện được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp trong không gian sân trường với hoạt động gói bánh Chưng. Dưới sự hướng dẫn của thầy cô, các em được chia làm những nhóm nhỏ với đầy đủ nguyên liệu cần thiết để gói nên những chiếc bánh Chưng Tết mang thông điệp yêu thương.

Các em diện cho mình những bộ váy, áo dài cách tân để giữ truyền thống của dân tộc.

Các em diện cho mình những bộ váy, áo dài cách tân để giữ truyền thống của dân tộc.

Các em học sinh tự tin khoe thành quả của mình là những chiếc bánh chưng vuông vức, nhỏ xinh.

Các em học sinh tự tin khoe thành quả của mình là những chiếc bánh chưng vuông vức, nhỏ xinh.

"Tại đây, các em được tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của bánh Chưng - bánh Giầy trong văn hóa người Việt. Đồng thời, học sinh biết trân quý sức lao động của con người để làm ra hạt gạo quý giá. Từ những hạt gạo nhỏ bé đã cho ra rất nhiều sản vật đặc trưng của dân tộc, mang giá trị trường tồn trong dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm qua", cô Vân Hồng chia sẻ.

Tương tự, ngày 3/2 tại Trường THCS Minh Khai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng diễn ra chương trình Hội chợ Xuân 2024 với nhiều hoạt động vui nhộn cho hơn 1.000 học sinh của trường.

Mỗi gian trưng bày tại hội chợ Xuân đều mang phong vị của Tết xưa.
Mỗi gian trưng bày tại hội chợ Xuân đều mang phong vị của Tết xưa.
Gian chợ Tết của lớp 6A1 Trường THCS Minh Khai mang đậm phong cách văn hóa Nhật Bản.

Gian chợ Tết của lớp 6A1 Trường THCS Minh Khai mang đậm phong cách văn hóa Nhật Bản.

Cô Hoàng Ngọc Lan, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, với lứa tuổi học sinh cần hiểu về giá trị sức lao động, tinh thần đoàn kết và sự sẻ chia. Mục tiêu của chương trình lần này cũng nhằm để các em thêm yêu truyền thống văn hóa người Việt Nam, giá trị của tình thân gia đình.

Cũng theo cô Hoàng Ngọc Lan, học sinh tham gia hội chợ Xuân còn được xem biểu diễn ảo thuật, trang trí gian hàng đón Tết, trải nghiệm văn hóa ẩm thực Nhật Bản cũng như học tiếng Nhật cùng nhiều hoạt động khác... nên vô cùng thích thú. Tất cả đã tạo nên không khí ngày hội đa sắc màu để thầy trò cùng tiếp tục nỗ lực thi đua dạy và học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.