Giáo dục miền Trung: Những thành quả bước đầu của đổi mới căn bản, toàn diện

GD&TĐ - Năm học 2014 - 2015, ngành GD&ĐT ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đã có nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, tạo đà cho năm học 2015 - 2016 sắp tới.

Giáo dục miền Trung: Những thành quả bước đầu của đổi mới căn bản, toàn diện

Ông Đoàn Dụng - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi: Kiện toàn các điều kiện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng.

Năm học 2014 - 2015, ngành GD&ĐT Quảng Ngãi đã tập trung chỉ đạo kiện toàn đội ngũ CBQL giáo dục, giáo viên các cấp học, ngành học, đặc biệt đối với giáo dục trung học phổ thông, đảm bảo đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Quảng Ngãi cũng đã triển khai mạnh mẽ, quyết liệt những giải pháp đồng bộ và các điều kiện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, nhất là HS các lớp cuối cấp. 

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đầu vào bậc THPT ở 6 huyện miền núi, kể cả các trường THCS nội trú để đánh giá thực chất hiệu quả giáo dục của bậc Tiểu học và THCS, từ đó có giải pháp dạy học phân hóa phù hợp. Đây là việc làm được dư luận đánh giá rất cao. 

Việc sinh hoạt chuyên môn theo hình thức trực tuyến giữa Sở GD&ĐT với Phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc được duy trì một cách có hiệu quả. 

Kết quả giáo dục được thông báo công khai bằng các minh chứng cụ thể cho các đồng chí lãnh đạo ở 14 huyện, thành phố. Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cũng xử lý cụ thể việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo yêu cầu đổi mới chương trình, SGK; rà soát lại đội ngũ giáo viên Tiếng Anh các bậc học để đào tạo lại vì nhiều năm qua chất lượng việc dạy và học ngoại ngữ còn quá yếu kém, điều này thể hiện một phần nào thông qua phổ điểm thi vừa qua.

Ngành GD&ĐT Quảng Ngãi cũng đẩy mạnh thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó ưu tiên thanh tra đột xuất để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, khắc phục triệt để những vấn đề gây dư luận trong xã hội như lạm thu, dạy thêm trái quy định.

Đối với giáo dục miền núi, ngành GD&ĐT Quảng Ngãi tăng cường các giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo cho giáo dục miền núi, hải đảo phát triển bền vững và có chất lượng.

Để chuẩn bị cho năm học 2015 – 2016 sắp tới, ngành GD&ĐT Quảng Ngãi đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu cần thiết cho ngành giáo dục triển khai các nhiệm vụ năm học mới. 

Hoàn thành việc xây dựng tăng cường CSVC cho các trường học được UBND tỉnh đầu tư từ đầu năm 2015 kịp trước ngày khia giảng với tổng mức đầu tư hơn 120 tỷ đồng; các gói thầy mua sắm thiết bị dạy học: 40 tỷ đồng… đang triển khai hoàn thành trong tháng 9.2015.

Sở GD&ĐT Quảng Ngãi đã chủ động tham mưu kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016 – 20120 đã được UBND tỉnh chấp thuận, chờ thông qua HĐND tỉnh với tổng nguồn ngân sách cần đầu tư khoảng 1000 tỷ đồng; trong đó năm 2016 dự kiến có 15 công trình với tổng mức đầu tư là 225 tỷ đồng.

Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam: Rà soát để đổi mới toàn diện

Trong việc tổ chức thực hiện NQ 29 của TW về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, ngành GD&ĐT Quảng Nam đã chủ động lựa chọn những nội dung, vấn đề cụ thể, phù hợp với thực tiễn của địa phương để nâng cao chất lượng dạy học, trên cơ sở mục tiêu và giải pháp đề ra cho năm học vừa qua và định hướng cho năm học 2015 – 2016 sắp tới.

Nhìn lại năm học vừa qua, kết qua đạt được cũng là minh chứng trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện, Sở GD&ĐT Quảng Nam đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.

Chúng tôi đã mạnh dạn thay đổi, rà soát, đánh giá lại những việc quản lý của ngành, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chú trọng việc chỉ đạo, quản lý công tác chuyên môn, đặc biệt là công tác dạy và học, cụ thể là vấn đề đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, vấn đề đổi mới công tác thi cử. 

Thông qua kỳ thi THPT quốc gia, Sở GD&ĐT đã chủ động trong công tác chỉ đạo ôn tập, phụ đạo để HS chuẩn bị tốt tâm thế về một kỳ thi mới, chuẩn bị tốt kiến thức để phục vụ cho một kỳ thi đảm bảo hai mục đích trong đó chú ý nhất là những em HS ở vùng khó khăn, vùng miền núi, HS dân tộc. 

Việc chủ động chỉ đạo ôn tập ngay từ khi kết thúc HK I và tập trung quyết liệt khi kết thúc năm học từ 25.5 cho đến trước khi thi, chỉ đạo chi tiết, cụ thể, có cử các đoàn cán bộ, chuyên viên của Sở, GV cốt cán cùng các GV giảng dạy trực tiếp ở các vùng khó khăn, miền nùi để tập trung ôn tập là một sự thay đổi.

Ngành GD cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh có nguồn kinh phí nhất định để giúp cho HS người dân tộc thiểu số ở lại trường có điều kiện thuận lợi yên tâm ôn tập, có một khoản kinh phí động viên bồi dưỡng cho thầy cô giáo ở lại ôn tập, phụ đạo cho HS trong thời gian nghỉ hè.

Kết quả của sự năng đông này thể hiện một phần ở kết quả thi sinh Quảng Nam tham gia kỳ thi đạt 99,5% là một kết quả cao. Kết quả của kỳ thi là một minh chứng đầy đủ của sự chỉ đạo của tỉnh, sự quyết liệt của ngành, sự quan tâm, tâm huyết của các thầy cô giáo quản lý tại các trường và các thầy cô giáo giảng dạy trực tiếp các em.

Trong năm học vừa rồi mà đặc biệt là định hướng năm học 2015 – 2016 sắp tới, Sở GD&ĐT Quảng Nam đã các định cần phải có sự thay đổi để nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào của hai trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và THPT Chuyên Lê Thánh Tôn (Hội An). 

Qua quá trình tổ chức tuyển sinh vào 2 trường chuyên, Sở GD&ĐT Quảng Nam nhận thấy rằng để nâng cao nguồn tuyển sinh cần phải thay đổi một số điểm căn bản trong tuyển sinh như: 

Tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham gia thi 2 môn chuyên thông qua việc bố trí lệch buổi thi, nâng mức điểm liệt thi vào trường chuyên để tạo điều kiện cho thí sinh trúng tuyển vào trường chuyên bằng điểm thi môn chuyên. 

Lâu nay, vẫn có tình trạng thí sinh vào bằng điểm của các môn chung chứ không phải bằng thế mạnh của môn chuyên. Ngoài quy định điểm dưới 4 là điểm liệt, Sở GD&ĐT còn nhân hệ số môn chuyên, chính vì vậy, ngồn vào trường chuyển đã có sự thay đổi.

Sở GD&ĐT có những thay đổi trong sắp xếp, bố trí để mạng lưới trường lớp sao cho hợp lý, làm tốt công tác tuyển sinh lớp 10 đại trà, tạo sự công bằng trong tuyển sinh đầu vào lớp 10; đây là cơ sở để Sở GD&ĐT đánh giá hiệu quả, chất lượng đào tạo của các trường THPT.

Quan điểm của Sở GD&ĐT là phải có sự tâm huyết, thể hiện trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, trong sự rà soát lại để đổi mới sao cho đảm bảo đúng tinh thần, định hướng của NQ 29.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ