Giáo dục học sinh đồng cảm để phòng chống bạo lực học đường

GD&TĐ - Để phòng chống bạo lực học đường, nhiều trường học đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề giáo dục học sinh.

 Cô Nguyễn Thu Biên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phenikaa (TP. Hà Nội) cùng học sinh của mình. Ảnh NVCC.
Cô Nguyễn Thu Biên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phenikaa (TP. Hà Nội) cùng học sinh của mình. Ảnh NVCC.

Xây dựng tình bạn trong trường học

Theo chia sẻ của cô Nguyễn Thu Biên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phenikaa (TP. Hà Nội): Tệ nạn bạo lực học đường hiện nay đang báo động, do đó nhà trường đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

Hàng năm, nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề để tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường vào các giờ sinh hoạt tập thể hàng tuần. Các chủ đề như xây dựng tình bạn, cư xử văn minh, giao tiếp...

Bên cạnh đó, nhà trường cũng đẩy mạnh truyền thông đến học sinh trong các buổi sinh hoạt lớp đầu giờ, sinh hoạt lớp cuối tuần về phòng chống bạo lực học đường.

Đặc biệt, trường tổ chức "Ngày tình bạn" - Friend day vào tháng 9 hàng năm qua đó gắn kết học sinh giữa các khối, lớp lại với nhau; giúp các em có cơ hội giúp đỡ, chia sẻ và đồng cảm với những bạn có hoàn cảnh khó khăn hay gặp vấn đề, chướng ngại về tâm lý. Giáo dục học sinh biết thấu hiểu, đồng cảm và lắng nghe.

Cô Biên cũng cho biết thêm: “Các hình thức như viết thư, tặng quà cho những người bạn xung quanh để tạo sự gắn kết cũng như nếu học sinh có gì khúc mắc bằng hình thức này có thể nói ra và giải tỏa được bất hòa. Bằng hoạt động này thực tế này cũng tăng cường thêm sự kết nối học sinh trong trường với nhau”.

Đồng thời, Trường Tiểu học Phenikaa cũng triển khai thêm nhiều hình thức khác nhau để truyền thông phòng chống bạo lực học đường như: sáng tác truyện tranh, sân khấu hóa câu chuyện về tình bạn…

“Những sản phẩm có chất lượng tốt, nhà trường sẽ phát hành ấn phẩm để truyền thông trên bảng tin nhà trường hoặc fanpage "Cuộc sống học đường Tiểu học Phenikaa" và trao giải thưởng cho tác giả/nhóm tác giả” nhằm khích lệ cũng như tạo sự gắn kết mạnh mẽ hơn nữa đối với học sinh trong toàn trường”, cô Biên nói.

Cô Nguyễn Thu Biên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phenikaa (TP. Hà Nội) cùng học sinh trong lễ khai giảng. Ảnh NVCC.

Cô Nguyễn Thu Biên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phenikaa (TP. Hà Nội) cùng học sinh trong lễ khai giảng. Ảnh NVCC.

Xử lý tình huống khi học sinh có dấu hiệu bạo lực học đường

Theo cô Biên, đối với những học sinh có xu thế bạo lực học đường thường dễ nổi nóng, phản ứng thái quá khi có sự việc không như ý. Do đó, các em thường dùng hành động tay chân: đấm, đá hoặc ném đồ vào bạn để giải tỏa những bức xúc, ấm ức trong bản thân.

Bên cạnh đó, những học sinh này có thể dùng các lời nói, hành động gây gổ với bạn, tạo mâu thuẫn và dẫn đến dễ dùng hành động tay chân để giải quyết vấn đề. Chúng tôi đặc biệt quan tâm cũng như sát sao với các em hơn.

Đồng thời, nhà trường sẽ phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, bộ môn, chuyên gia tâm lý phân loại hành vi để đưa ra phương hướng hỗ trợ các em.

Những học sinh thường xuyên vi phạm, giáo viên chủ nhiệm sẽ phối hợp với các chuyên viên tư vấn tâm lý học đường để trò chuyện, định hướng lại hành vi cho các em không để các em bị cô lập hay cảm thấy đơn độc một mình.

Bên cạnh đó, chuyên viên tư vấn tâm lý học đường sẽ phối hợp các giáo viên bộ môn, gia đình để cùng học sinh thiết lập ranh giới được phép trong giao tiếp, tư vấn cho học sinh cách giao tiếp phù hợp với bạn, tránh bị gây tổn thương cho bạn bè cũng như chính bản thân học sinh đó.

“Chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến các em, dành nhiều thời gian quan tâm lắng nghe, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc mà các em đang gặp phải để chia sẻ, đồng hành.

Nhà trường, thầy cô luôn đồng hành, hỗ trợ bảo vệ các em, để các em có những ngày tháng học vui vẻ, bổ ích nhất và không cảm thấy lạc lõng hay cô đơn khi ở trường học”, cô Biên nói thêm.

“Vấn đề bạo lực học đường luôn là nỗi lo của mỗi phụ huynh, nhà trường. Do đó mỗi ngày con đi học về, tôi thường xuyên hỏi han, tâm sự con về một ngày của mình ở trường ra sao. Từ đó, tôi có thể nắm bắt được tình hình con học tập tại trường.

Nếu phát hiện con có dấu hiệu lạ như: hay nổi cáu, dùng hành động để giải tỏa cảm xúc tôi sẽ phối hợp cùng cô giáo chủ nhiệm, nhà trường cùng hỗ trợ, giúp con vượt qua những khó khăn con đang gặp phải. Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm của bản thân tôi phụ huynh không nên hoàn toàn phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường, giáo viên mà phải đồng hành cùng nhà trường để giúp các con có một tuổi học trò hồn nhiên, vô tư”, chị Trần Thị Thu Hường (quận Long Biên, TP. Hà Nội) chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.