Giáo dục di sản văn hóa Huế sẽ hun đúc tình yêu quê hương

GD&TĐ - Đó là lời phát biểu chân tình của ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vào sáng 23/11, tại buổi lễ ký kết biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác giáo dục di sản văn hóa Huế tại các trường học trên địa bàn tỉnh này.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu và các em học sinh
Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu và các em học sinh

Theo nội dung ký kết thì Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở GD&ĐT sẽ hợp tác thực hiện các nhiệm vụ như: Biên soạn các loại hình tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa Huếdùng cho học sinh; Xây dựng chuyên đề học tập lịch sử tại khu di sản Huế; Xây dựng các chương trình hoạt động tìm hiểu, khám phá, tương tác các loại hình di sản cho học sinh các cấp; Tổ chức các cuộc thi học sinh tìm hiểu di sản Huế.

Từ nay đến năm 2022, các đơn vị sẽ triển khai các nội dung hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu, khám phá di sản; Xây dựng bộ tài liệu, các chuyên đề tìm hiểu về di sản văn hóa Huế. Giai đoạn kế tiếp đến năm 2025, các bên sẽ triển khai các bộ tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa Huế và tổ chức các chuyên đề học tập tìm hiểu về di sản văn hóa Huế.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi lễ ký kết biên bản hợp tác đưa di sản vào trường học

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi lễ ký kết biên bản hợp tác đưa di sản vào trường học

Theo ông Võ Lê Nhật - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, việc ký kết này là bước chuyển động quan trọng về hình thức, đồng thời hiện thực hóa chỉ đạo của UBND tỉnh về việc đưa giáo dục di sản vào trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Huế là Cố đô duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình; có bề dày lịch sử và nền văn hóa lâu đời.

Việc đưa chương trình giáo dục di sản văn hóa vào trường học sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn lịch sử địa phương mình, nuôi dưỡng niềm tự hào về truyền thống của dân tộc để có ý thức bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hóa tốt hơn.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Ngọc Thọ Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan liên quan để khởi động bước đầu việc giáo dục di sản văn hóa cho người dân trên địa bàn ngày càng đi vào chiều sâu.

Quang cảnh lễ ký kết
Quang cảnh lễ ký kết

Để sự hợp tác đạt hiệu quả cao và bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã gợi mở một số vấn đề mà các đơn vị liên quan cần thực hiện. Cụ thể cần sớm xây dựng những bộ giáo trình chi tiết về giáo dục địa phương, trọng tâm là văn hóa, con người và lịch sử xứ Huế.

Trong đó, có đầy đủ về tiếng nói, hình ảnh, mô hình tìm hiểu lịch sử phù hợp với từng cấp học. Ngành giáo dục cần tiếp tục đưa các nội dung liên quan đến các ngành thủ công mỹ nghệ vào trường học, tạo nhiều điều kiện, cơ hội để các em học sinh có dịp tiếp cận và tìm hiểu các ngành nghề truyền thống của Huế. Cần có kế hoạch tìm nguồn lực để chỉnh trang lại hàng rào của Văn Thánh, Võ Thánh và di dời dứt điểm các hộ dân ở trong Quốc Tử Giám, khẩn trương chỉnh trang lại chức năng của di tích Di Luân Đường, phục vụ cho các hoạt động tôn vinh sự học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.