Giáo dục đạo đức lối sống là tạo niềm tin trong cuộc sống cho học sinh

GD&TĐ - Ở xứ đạo Hải Hậu, Nam Định, Trường THPT C Hải Hậu xác định công tác giáo dục đạo đức, lối sống là tạo một môi trường thân thiện để học sinh trau dồi kiến thức, sống có niềm tin, lý tưởng và trách nhiệm.

Ở Trường C THPT Hải Hậu, giáo dục đạo đức lối sống là tạo niềm tin trong cuộc sống cho học sinh.
Ở Trường C THPT Hải Hậu, giáo dục đạo đức lối sống là tạo niềm tin trong cuộc sống cho học sinh.

Là con ngoan, trò giỏi

Nhà giáo Nguyễn Văn Chiểu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường có 1.158 học sinh, có 40% là con em các gia đình công giáo. Hải Hậu huyện Anh hùng, có truyền thống hiếu học nên đây là một trong những điều kiện quan trọng để cùng với nỗ lực tổ chức dạy – học tốt, chúng tôi tăng cường giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Trong nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dạy học sinh là con ngoan, trò giỏi, sống sao cho đúng thuần phong mỹ tục là điều mà các thầy cô luôn tâm niệm.

Để hiện thực điều đó, nhà trường chú trọng công tác tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, ý thức công dân,… cho học sinh từ việc dạy học các môn văn hóa và thông qua các hoạt động tuyên truyền trên các website của trường và các hội thi, buổi sinh hoạt tập thể; tuyên dương, khen thưởng các gương điển hình kịp thời. Từ đó tạo cho các em niềm tin và nhân sinn quan tươi sáng, động lực phấn đấu trở thành học sinh chăm ngoan, học giỏi.

Những sân chơi lành mạnh bổ ích luôn có để lồng ghép giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh
Những sân chơi lành mạnh bổ ích luôn có để lồng ghép giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh

Đặc biệt việc tổ chức các hoạt động lồng ghép “Tăng cường giáo dục lý tưởng, cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng” qua giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa, đã tạo nên niềm tự hào quê hương. Trong đó, các thầy cô giáo dạy các bộ môn liên quan đã lồng ghép các nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, ý thức công dân,… cho học sinh trong các môn học của mình.

Trong học năm học 2021 – 2022, dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 phúc tạp, nhà trường đã linh hoạt tổ chức 4 hoạt động “giáo dục kỹ năng sống” vừa trực tiếp vừa gián tiếp để nhắc nhở học sinh luôn hướng tới những điều chân – thiện – mỹ trong cuộc sống hàng ngày. Các nội dung thi tìm hiểu về nhà trường, tinh thần trách nhiệm công dân, xây dựng vedeo hoạt động các lớp, thi trắc nghiệm qua quizziz, sân khấu hóa….. thu hút đông đảo học sinh tham gia, thực sự tạo sự đổi thay hết sức tích cực trong tư tưởng tình cảm của các em. – Thầy Chiểu chia sẻ.

Khi thầy cô là bạn

Đứng ra thành lập tổ công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường, cô giáo Phạm Thị Hằng, giáo viên Địa làm tổ trưởng, cho biết: Các hoạt động của tổ tư vấn đã giúp học sinh giải quyết được những vướng mắc trong cuộc sống và học tập. Dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến với nhiều hình thức, phương pháp sáng tạo, lôi cuốn, đem lại hứng thú cho các em học sinh có nhiều hình thức thiết thực để hỗ trợ các học sinh, có hoàn cảnh khó khăn, biểu dương kịp thời những tấm gương học sinh vượt khó, vươn lên trong học tập rèn luyện.

Khi học sinh được đưa ra quan điểm của mình cũng là giúp nâng cao nhận thức cho các em
Khi học sinh được đưa ra quan điểm của mình cũng là giúp nâng cao nhận thức cho các em

­­Thầy Trần Văn Thọ, phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Gắn dạy học và các hoạt động khác là cách giáo dục đạo đức lối sống tốt nhất. Chỉ khi các em thấy hấp dẫn trong các hoạt động ở nhà trường sẽ tránh xa tệ nạn xã hội. Chúng tôi đã thường xuyên tổ chức thi “Ý tưởng sáng tạo”, “Ý tưởng khởi nghiệp” cho học sinh. Đặc biệt, ngày hội STEM cấp trường và cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật là sân chơi hấp dẫn các em. Cùng với đó là việc đa dạng hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền như bảng tin, bản tin phát thanh, khẩu hiệu đã góp phần tạo chuyển biển tích cực trong nhận thức của học sinh".

Còn với thầy Trần Văn Ban, Phó bí thư Đoàn trường, đồng hành cùng học sinh là nắm rõ hoàn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm của học sinh để chia sẻ động viên kịp thời, đồng hành cùng các em vượt qua khó khăn, thầy Ban cho biết: Trường thuộc Thị trấn Cồn, trung tâm khu vực phía đông nam huyện Hải Hậu, học sinh đa số thuộc gia đình mức kinh tế trung bình, số học sinh con các hộ nghèo, cận nghèo còn nhiều so với các trường trong huyện. Đoàn thanh niên trường đã chủ động tiếp cận các hoàn cảnh khó khăn để động viên tinh thần hiếu học, nỗ lực vươn lên trong học tập.

Trong tiết dạy “Quan  niệm về đạo đức” môn Giáo dục Công dân của cô Đỗ Thùy Vân, các em học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm, các trò chơi do giáo viên tổ chức. Nhiều học sinh đã mạnh dạn bày tỏ quan niệm về đạo đức theo suy nghĩ của giới trẻ hiện nay; các nhóm đã có những tranh luận, trao đổi sôi nổi về các quan niệm đạo đức. Đặc biệt là sự đồng cảm, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn trong lớp học của mình để. Từ những ý kiến trao đổi, thảo luận, tranh luận của học sinh, giáo viên đã có những nhận xét, đánh giá để từ đó đưa ra những bài học về giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh.

Để tăng tính hiệu quả của hoạt động tư vấn, chúng tôi luôn đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục cho học sinh thông qua cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu“; Tổ chức thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các cuộc thi về an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai, thi tìm hiểu pháp luật…..  Trong đó đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tạo chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực công tác của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. – Thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Chiểu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ