Singapore: Giải bài toán đào tạo nhân tài CNTT

GD&TĐ - Trong những năm qua, Singapore đang đầu tư mạnh vào nghiên cứu khoa học và công nghệ.

SV Singapore cần được đào tạo kiến thức về CNTT.
SV Singapore cần được đào tạo kiến thức về CNTT.

Từ đó, thúc đẩy các trường đại học tăng số lượng và chất lượng đào tạo sinh viên ngành Công nghệ thông tin (CNTT) hoặc yêu cầu sinh viên lĩnh vực khác phải có kiến thức về khoa học máy tính.

Tại Singapore, Kế hoạch Nghiên cứu, Đổi mới và Kinh doanh năm 2025 đã phân bổ 25 tỷ SGD cho nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm phát triển 4 lĩnh vực chính gồm sản xuất, thương mại và kết nối; sức khỏe và tiềm năng con người; giải pháp đô thị và tính bền vững; quốc gia thông minh và nền tảng kỹ thuật số.

Kế hoạch dự kiến thúc đẩy khả năng nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ nền tảng, bao gồm CNTT đồng thời đổi mới kỹ thuật số trong các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Bối cảnh này đòi hỏi số lượng lớn chuyên gia máy tính có kỹ thuật sâu cũng như các nhân tài trong lĩnh vực kế toán, luật, kinh doanh, khoa học xã hội nhưng có nền tảng khoa học máy tính tốt để làm việc với công nghệ. Từ đó, lĩnh vực giáo dục ĐH phải đối mặt với thách thức đào tạo tài năng công nghệ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho quốc gia.

Ông Pang Hwee Hwa, Trưởng khoa Máy tính và Hệ thống Thông tin thuộc ĐH Quản lý Singapore (SMU) cho biết, sinh viên ngành CNTT không thể chỉ nắm chắc kiến thức lĩnh vực này.

Để phát triển một phần mềm hay chương trình AI đòi hỏi lập trình viên phải tính toán đến hành vi người dùng, vấn đề kinh doanh hay chuẩn mực đạo đức xã hội. Do đó, các trường dạy CNTT phải xây dựng chương trình học mở, khai thác nhiều lĩnh vực trong đời sống.

Ông Hwee Hwa lấy ví dụ, chương trình học mở đầu tiên được SMU triển khai là ngành Điện toán và Luật. Các công ty cần lĩnh hội công nghệ tiên tiến nhưng họ cũng phải đảm bảo những đổi mới là hợp pháp, bao gồm tuân thủ quy định, hợp đồng khi triển khai công nghệ.

Ngoài ra, nhân viên phải tính toán đến mức độ rủi ro kinh doanh khi đổi mới công nghệ. Nếu sinh viên có kinh nghiệm về CNTT và Luật, họ có thể đề xuất những ý tưởng hữu ích cho doanh nghiệp.

Chương trình học này là sự phối kết hợp giữa SMU và Trường Luật Yong Pung How. Cả hai trường phải cam kết phát triển chương trình giảng dạy theo từng bước, nghiên cứu chung để đảm bảo sinh viên được trau dồi kiến thức về công nghệ và pháp lý.

Tuy nhiên, thách thức nằm ở việc thay đổi tư duy xã hội. Một bộ phận người dân Singapore vẫn ủng hộ giáo dục truyền thống, trong đó chỉ tập trung đào tạo một công việc nhất định thay vì tìm hiểu sự giao thoa của lĩnh vực này với các ngành khác.

Ngoài ra, TS Hwee Hwa khuyến khích đào tạo CNTT cho sinh viên thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các trường có thể kết hợp dạy về khoa học máy tính chosinh viên các chuyên ngành như Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội hay Kinh doanh. Bởi nếu chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể có kiến thức về máy tính, người này sẽ làm chủ công nghệ của thời đại mới.

Tuy nhiên, ông Hwee Hwa cũng cảnh báo việc này sẽ làm tăng gấp đôi lượng kiến thức trong chương trình học, khiến sinh viên gặp áp lực. Các trường nên lựa chọn giảng dạy những kiến thức Khoa học máy tính phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của từng nhóm sinh viên.

Dù thế nào, kết quả cuối cùng cần đạt được là đào tạo sinh viên các chuyên ngành khác nhau có nền tảng cơ bản về CNTT, đáp ứng nhu cầu làm việc trong thời đại công nghệ mới.

Ngoài ra, các trường ĐH tại Singapore mong muốn xây dựng đội ngũ giảng viên CNTT nhiệt tình, tận tâm và cống hiến. Giảng viên phải liên tục trau dồi, chia sẻ kiến thức với đồng nghiệp để tự mở rộng tri thức, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học trong các trường.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.