I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân;
- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính;
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng hiểu rõ mô hình quá trình ba bước.
3. Thái độ: Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề - giải quyết vấn đề;
- Thảo luận nhóm;
- Thuyết trình;
- Phân tích, tổng hợp;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Công tác chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, máy vi tính, máy chiếu, mô hình…
2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, những nội dung và vật dụng hướng dẫn trước.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở tác phong, vệ sinh....)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
Dẫn nhập vào bài: Để thực hiện công việc nào đó người ta thường sử dụng qua một quá trình gồm 3 bước nhập - xử lý – xuất. Vậy, máy tính có làm việc như thế không ?
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | Nội Dung cơ bản | ||||||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||||||
Hoạt động 1: Mô hình quá trình ba bước | |||||||
Đưa ra một số ví dụ gắn liền thực tế để học sinh nhận biết, từ đó dẫn đến mô hình ba bước gồm: Nhập - Xử lý - Xuất. Chia nhóm thảo luận về các nội dung xem đâu nội dung nào là mô hình ba bước và chỉ rõ các bước. - Nhấn mạnh: Bất kì quá trình xử lý thông tin nào cũng là một quá trình 3 bước như trên. Do dó dể có thế giúp con người trong quá trình xử lý thông tin, máy tính cần phải có các thành phần thực hiện các chức năng tương ứng: thu nhận, xử lí và xuất thông tin đã xử lí. | Lắng nghe, trả lời các câu hỏi của giáo viên Các nhóm thảo luận và cho ví dụ về các quá trình giặt quần áo, pha trà, giải toán … | 1. Mô hình quá trình ba bước
| |||||
Hoạt động 2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử | |||||||
Giới thiệu và đưa ra mô hình một số máy tính điện tử từ trước tới nay để học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. Câu hỏi: Làm thế nào để lưu trữ các dữ liệu và sử dụng lại khi cần ? Câu hỏi: Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng nào ? Mời học sinh lên thực hiện một số thao tác trên máy tính. Chia nhóm và điều hành thảo luận câu hỏi: Trong các khối chức năng cơ bản của máy tính, khối chức năng nào đóng vai trò quan trọng nhất? Nhấn mạnh: Bộ xử lý trung tâm là quan trọng nhất vì nó có chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp các hoạt động của máy tính. | Quan sát và đưa ra câu trả lời. Trả lời: Bộ nhớ Trả lời: Thiết bị vào - Bộ xử lý trung tâm – Thiết bị ra – (Bộ nhớ) Lên máy tính thực hiện. Các nhóm thảo luận và lần lượt các nhóm đưa ra các câu trả lời và giải đáp các thắc mắc của học sinh khác trong lớp. | 2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử: - Cấu trúc chung của máy tính gồm: bộ xử lí trung tâm (CPU), bộ nhớ, các thiết bị vào/ra. - Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn 1 thao tác cụ thể cần thực hiện - Bộ xử lý trung tâm được coi là bộ não của máy tính. Thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp các hoạt động của máy tính. |
4. Củng cố
- Đưa ra các câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Hãy lấy một ví dụ liên quan đến mô hình quá trình ba bước và chỉ rõ từng quá trình đó.
+ Câu hỏi 2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những khối chức năng nào?
- Tổ chức một trò chơi xếp hình để học sinh khắc sâu nội dung bài học
5. Dặn dò và hướng dẫn về nhà
- Xem lại các nội dung đã học.
- Trả lời câu 1, 2, 3, 4 / 19 (SGK).
- Xem tiếp các phần còn lại của bài và bài thực hành số 1.