Tiết 1: Vẽ trang trí
Chép họa tiết trang trí dân tộc
I- Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nhận ra vẻ đẹp của cácloại hoạ tiết dân tộc.
- Kỹ năng: Học sinh nắm được phương pháp và chép đượchoạ tiết trang trí dân tộc.
- Thái độ: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các loại hoạ tiết dân tộc và yêu thích vẻ đẹp truyền thống.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Sưu tầm các báo, tạp chí, tranh ảnh…có hình về đình chùa và các trang phục dân tộc miền xuôi, miền núi
- Bộ ĐDDH hướng dẫn cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc
- Sưu tầm các hoạ tiết ở váy áo, khăn, túi, thổ cẩm…
2- Học sinh
-Vở, bút chì,bút màu, thước, giấy vẽ, gôm.
3- Phương pháp
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp luyện tập theo nhóm
III- Tiến trình dạy học :
1. Ổn định tổ chức.(Kiểm tra sĩ số lớp)(1phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (Nhận xét chấm điểm bài cũ hoặc đặt câu hỏi lý thuyết) (4-5 phút)
3. Bài mới.(Giới thiệu bài mới) (1 phút)
Hoạt động 1.Quan sát, nhận xét các hoạ tiết dân tộc.
Nội dung | HĐ của GV | HĐ của HS | Đồ dùng DH |
I. Quan sát, nhận xét các hoạ tiết dân tộc.(6-7 phút) | - GV giới thiệu một vài hoạ tiết trang trí ở các công trình kiến trúc (đình chùa) hoạ tiết ở trang phục các dân tộc. - Tên hoạ tiết ? - Hoạ tiết này được trang trí ở đâu ? - Hình dáng chung các hoạ tiết (hình tròn, hình vuông, hình tam giác…). - Bố cục (đối xứng, xen kẽ, nhắc lại..) - Hình vẽ (hoa, lá, chim, muông..) - Đường nét (mềm mại, khoẻ khắn..) - Màu sắc (ít màu, nhiều sắc độ,tươi sáng…) - Giáo viên cho học sinh xem một số vật phẩm có hoạ tiết trang trí đẹp : bình, đĩa, thổ cẩm.. để thấy được cách sử dụng hoạ tiết. - Giáo viên tóm tắt để học sinh thấy được vẽ đẹp đa dạng và ứng dụng rộng rãi của các hoạ tiết. | HS ghi bài. HS lắng nghe. HS trả lời HS chú ý | Xem tranh, ảnh, tạp chí… có hình hoạ hoạ tiết dân tộc |
Hoạt động 2: Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
II. Cách chép hoạ tiêt dân tộc (5-6 phút) | - GV giới thiệu cách chép hoạ tiết dân tộc ở ĐDDH +Quan sát hình mẫu tìm đặc điểm chính, tìm trục đối xứng + Vẽ phác mảng bằng nét kỉ hà + Vẽ chi tiết + Vẽ màu Lưu ý: Tuỳ loại hoạ tiết mà chọn màu cho phù hợp, tránh loè loẹt hoặc nhợt nhạt | HS ghi. HS chú ý. | Treo ĐDDH hướng dẫn cách vẽ |
Hoạt động 3: Thực hành
III Thực hành (20 phút) | - Chia nhóm vẽ (2 bàn 1 nhóm) - HS tự chọn hoạ tiết dân tộc yêu thích - Vẽ hoạ tiết vừa, cân đối với khổ giấy. - GV hướng dẫn học sinh làm bài và nhắc lại bước tiến hành bài vẽ. - GV chỉ ra chỗ được và chỗ chưa được ngay ở bài vẽ của học sinh. - Hướng dẫn học sinh chọn màu và vẽ màu cho đẹp | HS vẽ bài trên giấy |
4. Củng cố(Đánh giá kết quả học tập)(3-4 phút)
- Mỗi nhóm chọn 2-3 bài trưng bày lên bảng
- GV gợi ý học sinh nhận xét bài vẽ về:
+Hoạ tiết là hình gì?
+Hình dáng hoạ tiết đã giống mẫu chưa?
+Màu sắc có đẹp và hài hoà không?
- HS nhận xét và đánh giá theo cảm nhận riêng
- GV nhận xét, động viên và cho điểm khuyến khích.
5. Dặn dò:(1-2 phút)
- Về nhà hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị Tiết 2: Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
- Sưu tầm hình ảnh thời kì cổ đại.