Giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới

GD&TĐ - Hôm nay, (29/7), tại trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT đã khai mạc Lớp tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh đợt 2 năm 2019 với sự tham gia của 138 học viên đến từ 70 trường ĐH, 10 trường CĐ Sư phạm và 49 Trung tâm GDQPAN.  

Khóa tập huấn cung cấp những kiến thức nền tảng, phương pháp mang tính công cụ hỗ trợ trong nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh.
Khóa tập huấn cung cấp những kiến thức nền tảng, phương pháp mang tính công cụ hỗ trợ trong nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh.

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, Thiếu tướng Phạm Đức Tú – Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng và An ninh, Bộ GD&ĐT cho biết: “Công tác tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên GDQP&AN càng trở nên cấp bách trong điều kiện tình hình thế giới, khu vực, trong nước ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

Đội ngũ SV rất năng động, nhiệt tình trong tiếp thu cái mới song cũng rất dễ vấp ngã, mất phương hướng do các thế lục thù địch tạo nên. Điều đó đặt ra cho công tác quản lý, giảng dạy môn GDQP&AN phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu, xây dựng bản lĩnh chính trị, trí tuệ dạy cho SV ngày càng phát huy cao độ lòng yêu nước, không lơ là, mất cảnh giác và “miễn dịch” trước dụ dỗ, lôi kéo của các thế lực thù địch”.

Trong đợt tập huấn kéo dài từ ngày 29-31/7, các học viên sẽ được trang bị các nội dung: Cung cấp những thông tin mới về tình hình quốc phòng, an ninh có liên quan đến giảng dạy GDQP&AN; định hướng những nội dung sửa đổi, bổ sung của Thông tư 03 cho phù hợp với thực tiễn; những kiến thức, phương pháp giảng dạy những bài về công tác quốc phòng, an ninh, kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu bộ binh; tập huấn nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn giáo dục quốc phòng và an ninh, đặc biệt là phần mềm Power Point, mô phỏng, ứng dụng 3D trong soạn giảng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ