Gian nan xóa mù chữ ở miền núi Thừa Thiên – Huế

GD&TĐ - Việc vận động người dân, bà con đồng bào dân tộc thiểu số đến lớp học xóa mù chữ tại huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên – Huế gặp nhiều vất vả.

Cán bộ đến nhà người dân ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế vận động học xóa mù chữ. (Ảnh: N.P)
Cán bộ đến nhà người dân ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế vận động học xóa mù chữ. (Ảnh: N.P)

Phổ cập giáo dục (PCGD), xóa mù chữ (XMC) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước hướng tới mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Thực hiện mục tiêu đã được Quốc hội ban hành tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, những năm qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng PCGD, xóa mù chữ trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.

Cụ thể, tỉnh đã thực hiện đầu tư cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng dạy học và quản lý của nhà trường. Việc chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn được tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức như bồi dưỡng tại chỗ, học tập trung để đạt chuẩn và nâng chuẩn, tổ chức các lớp bồi dưỡng dành cho đội ngũ quản lý trường học, nghiệp vụ dạy học... Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi các cấp, giáo viên các môn đặc thù: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục đã góp phần tích cực, có hiệu quả trong việc triển khai chương trình giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường giáo viên cho những vùng sâu, vùng xa và lớp học 2 buổi/ngày, tạo điều kiện mở lớp để thu hút trẻ đến trường.

Một số gia đình quá khó khăn được chính quyền xã, các đoàn thể và các trường vận động, hỗ trợ về vật chất hoặc giảm các khoản đóng góp ở trường để các em được học tập thường xuyên, hiệu quả. Đặc biệt là đảm bảo cho học sinh phải đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở. Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai mạnh mẽ việc dạy học tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi và học sinh lớp 1 là con em dân tộc thiểu số.

Thời gian qua ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, công tác xóa mù chữ được triển khai tích cực tại nhiều huyện, thị xã, thành phố. Công tác điều tra, vận động người dân mù chữ triển khai rộng khắp. Các địa phương chủ động tổ chức điều tra đến hộ gia đình, thu thập thông tin chính xác về số người mù chữ, tái mù chữ trên địa bàn.

Tuy nhiên, đối tượng này đa phần đã đi làm, lớn tuổi. Vì vậy cán bộ nhiều lúc phải tìm đến tận nơi làm việc của người dân như công trình xây dựng, đồng ruộng, nông trường, đồi núi...Việc vận động bà con diễn ra mọi lúc, mọi khung giờ nhưng vẫn gặp phải không ít khó khăn vì ý thức nhiều bà con vẫn không muốn học do tuổi cao, nhác học...

Bên cạnh kết quả đạt được, theo ông Đoàn Minh Thắng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế, công tác XMC cho đồng bào dân tộc thiểu số vẫn gặp nhiều trở ngại: Ý thức và tinh thần học tập XMC của người dân chưa cao. Phần lớn học viên các lớp là lao động chính, công việc nặng nhọc suốt ngày ở nương rẫy, nhu cầu học tập, nhận thức chưa cao nên ảnh hưởng đến việc chuyên cần và thời gian học tập.

Bên cạnh đó, đa số học viên mù chữ đều sống rải rác ở các xã, thị trấn; số người mù chữ là học sinh phổ thông bỏ học, không có ý thức và động cơ học tập, năng lực học yếu kém.

Công tác điều tra, vận động người dân mù chữ triển khai rộng khắp.
Công tác điều tra, vận động người dân mù chữ triển khai rộng khắp.
Các địa phương chủ động tổ chức điều tra đến hộ gia đình, thu thập thông tin chính xác về số người mù chữ, tái mù chữ trên địa bàn.
Các địa phương chủ động tổ chức điều tra đến hộ gia đình, thu thập thông tin chính xác về số người mù chữ, tái mù chữ trên địa bàn.
Vì vậy cán bộ nhiều lúc phải tìm đến tận nơi làm việc của người dân như công trình xây dựng, đồng ruộng, nông trường, đồi núi...
Vì vậy cán bộ nhiều lúc phải tìm đến tận nơi làm việc của người dân như công trình xây dựng, đồng ruộng, nông trường, đồi núi...
Ở huyện miền núi A Lưới, do nhà người dân ở các vùng hẻo lánh, nên cán bộ phải di chuyển quãng đường dài để gặp.
Ở huyện miền núi A Lưới, do nhà người dân ở các vùng hẻo lánh, nên cán bộ phải di chuyển quãng đường dài để gặp.
Cán bộ lấy thông tin người dân đang làm công nhân tại công trình để vận động đi học xóa mù chữ.
Cán bộ lấy thông tin người dân đang làm công nhân tại công trình để vận động đi học xóa mù chữ.
Nhiều khi phải đến nhà dân lúc tối khuya để vận động và lấy thông tin, vì thời điểm này lao động chính của gia đình mới đi làm về.
Nhiều khi phải đến nhà dân lúc tối khuya để vận động và lấy thông tin, vì thời điểm này lao động chính của gia đình mới đi làm về.
Một cụ già ở miền cao A Lưới được vận động đi học xóa mù chữ.
Một cụ già ở miền cao A Lưới được vận động đi học xóa mù chữ.
Một số trường hợp hẹn đến nhà nhưng không gặp nên các cán bộ phải chờ.
Một số trường hợp hẹn đến nhà nhưng không gặp nên các cán bộ phải chờ.
Việc vận động bà con diễn ra mọi lúc, mọi khung giờ nhưng vẫn gặp phải không ít khó khăn vì ý thức nhiều bà con vẫn không muốn học do tuổi cao, nhác học...
Việc vận động bà con diễn ra mọi lúc, mọi khung giờ nhưng vẫn gặp phải không ít khó khăn vì ý thức nhiều bà con vẫn không muốn học do tuổi cao, nhác học...
Việc xóa mù chữ cho bà con vùng cao không phải đơn giản mà cần có thời gian và sự quyết tâm của cán bộ tham gia và các ngành, các cấp cùng chung tay giải quyết. (Ảnh: N.P)
Việc xóa mù chữ cho bà con vùng cao không phải đơn giản mà cần có thời gian và sự quyết tâm của cán bộ tham gia và các ngành, các cấp cùng chung tay giải quyết. (Ảnh: N.P)

Hiện tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt chuẩn xóa mù chữ (XMC) mức độ 2. Tính theo tổng số dân độ tuổi từ 15-60 biết chữ là 815.718 người, tỷ lệ 98,49%; số người mù chữ mức độ 1 là 12.536 người (1,51%) và số người mù chữ mức độ 2 là 29.871 người (3,61%).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ