Gián điệp đánh cắp thông tin tuyệt mật của Rosaviatsia

GD&TĐ - Với hoạt động trên không gian mạng, Tổng cục Tình báo Ukraine đã đánh cắp một lượng lớn thông tin mật từ Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga.

Gián điệp đánh cắp thông tin tuyệt mật của Rosaviatsia

Dịch vụ báo chí của Cơ quan Tình báo Ukraine (GUR) đã công bố thông tin nói trên tại trang web chính thức của mình.

Do hoạt động xâm nhập vào hệ thống thông tin của Nga, các chuyên gia thuộc GUR đã thu được một khối lượng lớn tài liệu đóng dấu tuyệt mật của Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga (Rosaviatsia) trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Cơ quan nói trên của Nga được chỉ định chịu trách nhiệm về an toàn bay và ghi lại tất cả các trường hợp khẩn cấp trong hoạt động đối với hàng không Nga.

Trong số các tài liệu mà Ukraine nhận được, các nhân viên tình báo đã phát hiện ra một kho lưu trữ các báo cáo hàng ngày gửi về Rosaviatsia từ khắp nước Nga trong khoảng thời gian hơn một năm rưỡi.

Những tài liệu mật của Rosaviatsia bị tình báo Ukraine thu được.

Những tài liệu mật của Rosaviatsia bị tình báo Ukraine thu được.

Phân tích tài liệu cho thấy lĩnh vực hàng không dân dụng ở Liên bang Nga đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.

1. Vào tháng 1 năm 2023, 185 vụ sự cố hàng không đã được ghi nhận trong ngành hàng không dân dụng Nga. Khoảng 1/3 được phân loại là sự cố có mức độ nguy hiểm. Máy bay chặng ngắn Sukhoi Superjet của Nga dẫn đầu danh sách với 34 trường hợp sự cố.

2. Trong 9 tháng đầu năm 2023, 150 trường hợp trục trặc kỹ thuật máy bay đã được ghi nhận ở Nga. Trong cùng kỳ năm 2022, 50 sự cố như vậy được báo cáo. Như vậy mức độ nguy hiểm của các chuyến bay ở Nga đã tăng gấp ba lần.

3. Những lĩnh vực khó giải quyết nhất của hàng không Nga vẫn là động cơ và khung thân cũng như các bộ phận quan trọng khác: hệ thống thủy lực, cánh tà và phần mềm.

4. Nga đang gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc duy trì đội bay. Do thiếu năng lực và chuyên gia, Moskva đang cố gắng chuyển hướng bảo trì máy bay sang Iran, nơi các công việc liên quan được thực hiện một cách "thủ công".

5. Tính đến tháng 3 năm 2022, Nga có khoảng 820 máy bay dân sự do nước ngoài sản xuất. Và nếu khi đó chỉ có 10% phải sửa chữa bằng phụ tùng không rõ nguồn gốc thì hiện nay, gần 70% đội bay đã rơi vào tình trạng trên.

6. Tình trạng thiếu phụ tùng thay thế trầm trọng đã dẫn đến hiện tượng "rã phụ tùng", khi một số máy bay được tháo rời để sửa chữa những chiếc khác. Theo đánh giá dữ liệu hiện có, đến giữa năm 2023, hơn 35% máy bay của Liên bang Nga sẽ rơi vào tình trạng trên.

7. Hầu hết các máy bay An-2 của Liên Xô cho đến nay đều không thể rời mặt đất vì động cơ của chúng được sản xuất ở Ba Lan, nhưng do lệnh trừng phạt nên nguồn cung cấp đã bị ngừng.

8. Chỉ trong tháng 1 năm 2023, 19 lỗi khác nhau đã xuất hiện trong số 220 máy bay Airbus ở Nga. Đặc biệt, 17 trường hợp có khói được ghi nhận trên 9 máy bay được Aeroflot sử dụng.

9. Trong số 230 máy bay Boeing của Nga, có 33 lỗi kỹ thuật đối với các hệ thống khác nhau đã được ghi nhận.

10. Mọi máy bay Embraer do Brazil sản xuất đều không thể chịu được các điều kiện hoạt động tại Nga, toàn bộ phi đội 21 chiếc đang gặp khó khăn nghiêm trọng.

Phân tích bản chất của các sự cố hàng không từ những tài liệu nhận được cho thấy một số trục trặc, đặc biệt liên quan đến động cơ, thiết bị hạ cánh... có tính chất hệ thống.

Vấn đề trong ngành hàng không dân dụng là hậu quả từ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga do cuộc chiến tại Ukraine. Gây đau đầu nhất đối với Liên bang Nga là lệnh cấm cung cấp máy bay và phụ tùng cho chúng, từ chối hoàn toàn việc bảo trì cũng như cập nhật phần mềm.

Hiện tại, giới chức Nga chưa đưa ra phản ứng chính thức trước thông tin trên.

Nhưng báo cáo của GUR được củng cố bởi thực tế là từ tháng 9 năm 2022, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã đánh dấu đỏ cho Nga, cùng với Liberia và Bhutan, cho thấy nguy cơ cao đối với an toàn chuyến bay.

Nỗ lực chế tạo máy bay từ thời Liên Xô là cách Nga cố gắng khắc phục hậu quả từ lệnh cấm vận hàng không.

Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.