Giảm số lượng cấp phó của HĐND: Có giải quyết được tình trạng dân “nóng”, địa phương “lạnh”?

GD&TĐ - Sáng nay (25/10), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Một trong những nội dung được Quốc hội thảo luận là quy định về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh và Phó Chủ tịch UBND cấp xã loại II.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu phát biểu thảo luận tại hội trường.
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu phát biểu thảo luận tại hội trường.

Góp ý vào nội dung này, đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề nghị sửa Điều 25, Khoản 3 dự thảo Luật, đó là: Đại biểu là Trưởng ban HĐND huyện có thể là đại biểu chuyên trách, Phó Chủ tịch HĐND đương nhiên là chuyên trách. Như vậy hội đồng nhân dân cấp huyện là 2 người làm chuyên trách.

“Tôi đề nghị, quy định này dẫn đến có địa phương 2 đại biểu chuyên trách ở một ban HĐND cấp huyện là không cần thiết. Rất khó khi địa phương bố trí cán bộ. Vì vậy đề nghị sửa thêm khoản 3 điều 25 “Trưởng ban hoặc phó ban đại biểu HĐND cấp huyện có một là đại biểu chuyên trách…” - đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề xuất.

Theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu, xu hướng chung là giảm. Nhưng giảm chỗ nào cần giảm, chỗ nào giữ vẫn phải giữ. Quan trọng nhất là phải có cơ chế, chế độ đã ngộ để thu hút nhiều cán bộ có trình độ năng lực làm đại biểu HĐND chuyên trách các cấp. Đây mới là gốc của vấn đề.

Dù tăng biên chế hoặc giữ nguyên hay như thế nào cũng không giải quyết được điều rất phản cảm mà nhiều người dùng từ “nghị gật”, đại biểu không hiểu tình hình địa phương, không phát biểu được, nhân dân thì nóng, hội trường địa phương cấp huyện, cấp xã “lạnh”.

Về vấn đề này, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc cụ thể hóa chủ trương của Trung ương trong việc giảm số lượng cấp phó của HĐND.

Tuy nhiên, giảm như thế nào, giảm ở cấp nào, cơ quan nào thì ý kiến còn khác nhau. Đối với HĐND cấp huyện thì đa số ý kiến thống nhất. Đối với HĐND cấp tỉnh thì đa số ý kiến đại biểu đề nghị giữ nguyên như Luật hiện hành (gồm 2 Phó Chủ tịch HĐND) hoặc đề nghị quy định số lượng cấp phó căn cứ vào phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Đối với việc giảm số lượng Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh, nhiều ý kiến đồng ý với đề xuất của Chính phủ nhưng cũng nhiều ý kiến đề nghị nên giữ nguyên như Luật hiện hành (gồm 2 Phó Trưởng ban) hoặc quy định mềm dẻo, linh hoạt hơn.

Toàn cảnh phiên họp
 Toàn cảnh phiên họp

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ: Về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện, đề nghị tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện xuống còn một người.

Về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, dự thảo Luật dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội:

Phương án 1: Giữ nguyên quy định HĐND cấp tỉnh có 2 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách như tại Điều 18 và Điều 39 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành.

Phương án 2: quy định lãnh đạo HĐND cấp tỉnh có 2 đại biểu hoạt động chuyên trách, trường hợp Chủ tịch HĐND cấp tỉnh là đại biểu hoạt động chuyên trách thì bố trí 1 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách; trường hợp Chủ tịch HĐND là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 2 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách.

Về số lượng Phó trưởng Ban của HĐND cấp tỉnh, dự thảo Luật dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội:

Phương án 1:Quy định Ban của HĐND cấp tỉnh có 2 đại biểu hoạt động chuyên trách, nếu Trưởng ban là đại biểu hoạt động chuyên trách thì bố trí 1 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách; nếu Trưởng ban là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 2 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách.

Phương án 2: Quy định HĐND cấp tỉnh có không quá 2 Phó Trưởng ban, trong đó có 1 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em thường học các chuẩn mực và đặc điểm tính cách từ cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Dạy con hiểu giá trị của gia đình

GD&TĐ - Nhiều bậc cha mẹ thấm nhuần giá trị tốt đẹp của gia đình vào con cái để giúp con phát triển thành những công dân tốt, có trách nhiệm.