Nền kinh tế dần ổn định và bền vững hơn |
(GD&TĐ) - Mấy năm qua, nền kinh tế thế giới suy thoái đã ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây cho thấy, dấu hiệu kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng.
Việt Nam tiếp tục kiên trì đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, có cơ chế khuyến khích sáng tạo, ứng dụng KHCN nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Về tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, thực hiện hiệu quả Luật Đầu tư công, kế hoạch đầu tư Trung hạn, phân cấp hiệu quả việc phân bổ nguồn lực giữa trung ương và địa phương cho phát triển kinh tế, vùng địa phương.
Tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, vốn đối ứng ODA, vốn tham gia các dự án mô hình đối tác công, tư PPP. Đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên.
Về tái cơ cấu ngân hàng, thị trường tài chính, tái cơ cấu toàn diện các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Tiếp tục cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh. Xử lý hiệu quả tình trạng sở hữu chéo đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao hoạt động của công ty VAMC. Năm 2014 xử lý 100.000 - 150.000 tỷ đồng nợ xấu.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trong năm 2013 – 2014 sẽ chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính; thực hiện cổ phần hóa khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần 1/8 tập đoàn kinh tế, 5/10 tổng công ty 91 và hầu hết tổng công ty 90 và sẽ bán tiếp cổ phần của 4/5 ngân hàng thương mại Nhà nước đã cổ phần hóa, tạo đà hoàn thành cổ phần hóa vào năm 2020.
V.Hoa