Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt răng hàm
Ngà răng bị lộĐây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng răng nhạy cảm. Bình thường ngà răng sẽ được bao bọc và bảo vệ bởi lớp men răng. Khi ngà răng bị lộ sẽ tiếp xúc với với thức ăn cũng như các đồ uống khiến cho răng có cảm giác ê buốt và lung lay, thậm chí có những cơn đau nhói rất khó chịu.
Sâu răngSâu răng có thể coi là một trong những nguyên nhân của hầu hết các vấn đề liên quan đến răng miệng và biến chứng khác. Chính các lỗ sâu trên răng đã làm lộ ra các dây thần kinh chân răng. Ê buốt răng hàm thường là do sâu răng ăn vào tủy.
Tụt lợiTụt lợi răng hàm cũng có thể làm lộ phần ngà ở phía dây thần kinh ở chân răng, làm cho răng trở nên ê buốt.
Tụt lợi có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng răng ê buốt.
Răng nhạy cảmRăng nhạy cảm thường là kết quả của các vấn đề thường gặp như tụt nướu và mòn men răng. Răng nhạy cảm sẽ gây ê buốt, thậm chí đau nhói đến rùng mình khi ăn đồ ăn có chứa nhiều axit, đồ ăn quá nóng hay quá lạnh...
Mới làm các thủ thuật nha khoaMới đi lấy cao răng, tẩy trắng răng, đeo niềng răng hay làm bất kỳ vấn đề nào đó liên quan đến răng miệng đều làm tăng nguy cơ ê buốt răng tạm thời. Tình trạng này sẽ sớm chấm dứt.
Thói quen nghiến răng hoặc cắn răngNhiều người có thói quen nghiến răng hoặc cắn răng, đặc biệt là trong lúc ngủ. Hành động này sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt răng hàm trên hoặc dưới.
Chăm sóc răng miệng không tốtLười vệ sinh răng miệng, đánh răng sai cách, dùng bàn chải quá cứng hoặc dùng kem đánh răng có độ mài mòn cao đều có thể dẫn tới tổn thương lợi và khiến răng nhạy cảm hơn.
Cách duy nhất để điều trị dứt điểm hiện tượng ê buốt răng là áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa. Nếu răng hàm bị ê buốt do chấn thương hoặc mòn răng, tùy vào số lượng các mô răng bị mất, nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp phục hình phù hợp, có thể là trám răng hoặc bọc răng sứ.
- Trám răng: Nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng bị ảnh hưởng và lấp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu trám răng chuyên dụng, thường là Composite.
- Bọc răng sứ: Nha sĩ sẽ chuẩn bị một phần men răng bên ngoài các răng cần điều trị. Sau đó, lắp cố định phần răng sứ được chế tạo đúng theo các kích thước cung hàm của bệnh nhân để thay thế.
Trường hợp răng hàm bị ê buốt do bệnh lý như sâu răng, viêm nướu… nha sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật điều trị phù hợp. Việc điều trị thường sẽ gồm:
- Cạo vôi răng: Kỹ thuật này được chỉ định trong hầu hết các tình huống điều trị ê buốt răng. Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và cao răng bám trên bề mặt răng, cả trên và dưới nướu.
- Điều trị nội nha: Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các răng bị sâu, ảnh hưởng đến tủy. Bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn hoàn tủy răng bằng các dụng cụ chuyên khoa. Sau đó, bọc răng sứ để bảo tồn răng.
- Nhổ răng: Kỹ thuật này được xem là phương án cuối cùng, chỉ được chỉ định khi răng bị tổn thương quá nặng và không thể bảo tồn được nữa.
2. Trường hợp ê buốt răng hàm nhẹÊ buốt răng hàm trên hoặc ê buốt răng hàm dưới mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như:
Chú ý khi ăn uống
Hạn chế hoặc không ăn hay uống các thực phẩm khiến răng bị ê buốt như nước ngọt có ga, bánh kẹo quá ngọt, thức ăn quá chua, quá nóng hay quá lạnh...
Hạn chế cà phê, bia rượu và các chất kích thích khác vì chúng cũng gây hại men răng.
Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi để giúp xương và răng chắc khỏe. Những loại thực phẩm giàu canxi là: các loại hạt, phô mai, sữa chua, cá mòi, các loại đậu, hạnh nhân, rau lá xanh...
Chú ý khi vệ sinh răng miệng hàng ngày
Vệ sinh răng miệng tưởng là việc làm đơn giản, ai cũng làm hàng ngày nhưng ít người thực hiện đúng. Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần đánh răng khoảng 2 phút. Cần chải nhẹ nhàng và kỹ các mặt của răng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cặn thức ăn bám trên răng.
Nên lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm và thay bàn chải sau mỗi 3 tháng. Dùng bàn chải quá cứng hoặc quá cũ, lông bàn chải bị xòe ra có thể gây viêm lợi, ê buốt răng.
Nên dùng nước ngậm răng miệng thảo dược để làm sạch khoang miệng tối ưu hơn. Khác với nước súc miệng thông thường, nước ngậm răng miệng yêu cầu thời gian ngậm dung dịch trong miệng lâu hơn. Nhờ đó sẽ giúp dung dịch len lỏi vào các kẽ răng, hỗ trợ làm sạch mảng bám, cặn thức ăn, bảo vệ răng miệng tối ưu.
Nên lựa chọn bàn chải đánh răng loại mềm và chải nhẹ nhàng.
Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất - giải pháp cho người bị ê buốt răng hàmNước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất có thành phần là các thảo dược tự nhiên như Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu... giúp làm sạch răng miệng, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về răng miệng, hỗ trợ giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt răng.
Người bị ê buốt răng hàm có thể ngậm Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất 2 lần/ngày, sau khi đánh răng. Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5-10 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (cứ 15-20 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.