Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/4

GD&TĐ - Ngày 30/3, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có công điện số về việc thực hiện áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo Tổng cục Thuế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 quy định về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Cụ thể, từ ngày 1/4 đến hết năm 2022, thuế bảo vệ môi trường với xăng sẽ giảm từ 4.000 đồng/lít xuống còn 2.000 đồng/lít; Dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm từ 2.000 đồng/lít xuống còn 1.000 đồng/lít; Mỡ nhờn giảm từ 2.000 đồng/kg xuống 1.000 đồng/kg; Dầu hỏa giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít.

Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế chủ động tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cho người nộp thuế trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo các Chi cục Thuế trên địa bàn kịp thời triển khai thực hiện áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn nêu trên nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh giá dầu thô có xu hướng tăng cao, tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như trên góp phần trực tiếp làm giảm giá bán lẻ xăng, dầu, mỡ nhờn (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) tương ứng là 2.200 đồng/lít đối với xăng; 1.100 đồng/lít đối với dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn; 1.100 đồng/kg đối với mỡ nhờn; 770 đồng/lít đối với dầu hỏa.

Với việc giảm thuế thì số thu ngân sách Nhà nước từ 1/4 đến hết năm 2022 sẽ giảm khoảng 23.954 tỉ đồng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã tính toán, việc giá dầu thô thế giới và giá xăng dầu trong nước liên tục tăng trong thời gian qua và được dự báo là có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ có tác động làm tăng thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu từ dầu thô. Qua đó, sẽ bù đắp số giảm thu do việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường theo phương án trên.

Ngày 1/4, Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo chu kỳ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.