Giải tỏa quan điểm sai từ học ngoại ngữ

GD&TĐ -  Lứa tuổi học tiếng Anh, giáo viên, phương pháp học… là những yếu tố quyết định việc học ngoại ngữ thành công. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng hiểu biết cặn kẽ và có quyết định đúng đắn để lựa chọn cho con những lớp học hay chương trình phù hợp. Lứa tuổi học tiếng Anh, giáo viên, phương pháp học… là những yếu tố quyết định việc học ngoại ngữ thành công. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng hiểu biết cặn kẽ và có quyết định đúng đắn để lựa chọn cho con những lớp học hay chương trình phù hợp. Lứa tuổi học tiếng Anh, giáo viên, phương pháp học… là những yếu tố quyết định việc học ngoại ngữ thành công. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng hiểu biết cặn kẽ và có quyết định đúng đắn để lựa chọn cho con những lớp học hay chương trình phù hợp.

Giải tỏa quan điểm sai từ học ngoại ngữ

Đi tìm lời khuyên thỏa đáng cho các gia đình, phụ huynh trước khi gửi con tới trung tâm ngoại ngữ luôn là mong muốn cấp bách.

Những quan điểm sai lầm

Thực tế cho thấy nếu trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai từ sớm sẽ tỏ ra hứng thú, không ngại ngần khi giao tiếp bằng tiếng Anh, dễ thích nghi hòa nhập ở một môi trường mới. Còn với những trẻ tiếp xúc muộn hơn thì xu hướng ngược lại như ngại giao tiếp ngay cả khi nắm được kiến thức, nhớ từ, có thể triển khai ý nghĩ, lời nói từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

Chính vì vậy, động lực để cha mẹ có thể giúp con học tốt tiếng Anh chính là tìm cho con những phương pháp học tốt, có giáo trình phù hợp, thấu hiểu tâm lý và động viên việc học.

Thế nhưng thay vì các giải pháp tích cực nhẹ nhàng mà hiệu quả thì nhiều cha mẹ lại tạo ra áp lực học lên con cái và từ đó khiến các em luôn trong cảm giác lo sợ, hoặc học đối phó với tiếng Anh.

Nhiều em, học ngoại ngữ như một cái máy. Có cha mẹ thúc ép, đưa tới các trung tâm ngoại ngữ thì học nhưng sẽ thiếu tự giác, không có sự chủ động nếu không có cha mẹ nhắc nhở.

Nhiều cha mẹ không hiểu rằng, học hành bất kỳ môn học nào nói chung và ngoại ngữ nói riêng không thể một chốc, một lát mà thành giỏi, hoặc có thể nghe nói trôi chảy như các bạn khác. Muốn có được thành quả, sự thành công cần có quá trình, sự bắt đầu sớm và phương pháp phù hợp.

Thậm chí nhiều phụ huynh muốn con cái nhanh chóng nói viết thành thạo, ngữ pháp vững vàng ngoại ngữ đã tự tìm kiếm tài liệu sách học từ hàng sách đến trên mạng bắt con tự học.

Thế nhưng điều các phụ huynh chỉ nên làm và mang lại hiệu quả hơn cả với việc học ngoại ngữ của trẻ là phối hợp với giáo viên trên lớp cũng như tại trung tâm của con để tìm hiểu về các tài liệu thú vị giúp con tự học một cách hứng thú.

Thay vì gò bó với hàng loạt bài kiểm tra trắc nghiệm ngoại ngữ bắt trẻ làm cắm cúi có thể thay thế bằng các bài dạy tiếng Anh trên mạng qua cách học mà chơi với các trò chơi, nghe nhạc trực tuyến.

Bên cạnh số không nhiều phụ huynh hiểu và chỉ ra cho con mình cách học ngoại ngữ hiệu quả thì cũng không ít phụ huynh lo ngại và cho rằng trẻ học tiếng Anh sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp bằng tiếng Viêt.. Cũng bởi vậy nên tình trạng ngay trong cùng một gia đình, giữa bố mẹ và ông bà mâu thuẫn và không tìm được tiếng nói chung trong việc cho trẻ học ngoại ngữ.

Muốn trẻ học tốt và hiệu quả với ngôn ngữ thứ hai, các nhiều thầy cô đã gửi tới các bậc phụ hunh lưu ý: Không thể coi các trung tâm như “cây gậy thần” để nhanh chóng cải thiện tiếng Anh cho học sinh.

Bởi hơn hết có thể hiểu các trung tâm tiếng Anh hoạt động trong lĩnh vực chuyên biệt, có ưu thế hơn trong việc lựa chọn giáo trình, phương pháp giảng dạy… và có thể mang tới cho học sinh điều kiện nhất định trong việc nghiên cứu và tiếp cận với các phương pháp giảng dạy tiên tiến…

Tuy nhiên sẽ là vô ích nếu người học không chủ động, không phù hợp với phương pháp giảng dạy, giáo trình không phù hợp với người học.

Khi lựa chọn trung tâm ngoại ngữ cho trẻ học thêm phụ huynh cần đặt lên hàng đầu những yếu tố như: lựa chọn giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp khơi gợi cảm hứng học tập của trẻ, mặt khác các khóa học thêm ngoại ngữ cần có sự phù hợp với ngân sách, khoảng cách đi lại của gia đình để trẻ có thể tới lớp thuận tiện và gắn bó lâu dài.

Bí quyết thành công

Theo Ths. Hồ Phương Lan - Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Phát triển Giáo dục BeYOU: Có hai cách để trẻ tiếp cận với ngôn ngữ thứ hai. Đó là tiếp cận đồng thời và tiếp cận sau ngôn ngữ mẹ đẻ. Hầu hết trẻ em ở Việt Nam hiện nay đều tiếp cận với tiếng Anh sau ngôn ngữ mẹ đẻ. Người học có thể học tiếng Anh bất cứ thời điểm nào.

Đã có rất nhiều nghiên cứu khẳng định việc học tiếng Anh càng sớm càng tốt. Trẻ học sớm sẽ dễ dàng sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên vì não trẻ ở lứa tuổi này rất linh hoạt. Trẻ có thể dễ dàng bắt chước không chỉ cách phát âm, ngữ điệu, cấu trúc câu mà cả cử chỉ, điệu bộ để thể hiện điều muốn nói.

Trong khi đó, người lớn khi đã làm chủ được một ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ thì lại đòi hỏi tiếp cận ngôn ngữ thứ hai theo cách hệ thống, thường là bắt đầu bằng việc học ngữ pháp trước.

Hơn thế nữa, khi trẻ đến 10 tuổi thì trẻ mất đi khả năng nghe, sao chép và nhắc lại. Vì thế, cha mẹ nên giúp con tiếp cận với tiếng Anh sớm nhất có thể.

Việc lựa chọn thầy cô giáo cũng rất quan trọng tuy nhiên không nhất thiết giáo viên phải là người bản ngữ vì tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế. Ngoài việc lựa chọn giáo viên qua bằng cấp, chứng chỉ dạy tiếng Anh của họ, phụ huynh nên cho con tiếp xúc với giáo viên đến từ các nước khác nhau để con quen với tiếng Anh quốc tế.

Nếu là giáo viên Việt Nam thì nên chọn giáo viên đã từng có kinh nghiệm sinh sống, học tập và làm việc trong môi trường quốc tế. Ngoài việc học ngôn ngữ thứ hai, trẻ sẽ được học những kỹ năng mềm và các bài học về giá trị, giúp trẻ dễ dàng thích ứng với môi trường mới và môi trường quốc tế.

Lựa chọn phương pháp học hiệu quả, cũng trở thành băn khoăn lớn của các bậc phụ huynh. Nhiều cha mẹ chia sẻ, có rất nhiều giáo trình hay, áp dụng các phương pháp dạy và học tiên tiến.

Nhiều giáo trình áp dụng công nghệ thông tin, học viên có thể học qua phim, video, làm bài tập và kiểm tra qua mạng Internet. Song để quyết định chọn giáo trình nào cho con học không dễ bởi cha mẹ không có chuyên môn hay khó có sự tham vấn một cách cụ thể từ người hiểu biết.

Về phương pháp học tập, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên nên coi việc học tiếng Anh như thói quen thường nhật. Mỗi ngày, trẻ chỉ cần dành khoảng 10 phút để học tiếng Anh bằng cách xem hoặc nghe đi nghe lại một bài hát, một đoạn phim ngắn. Việc nghe đi nghe lại nhiều lần có thể giúp trẻ chủ động sử dụng một từ vựng đã học.

Không nên áp dụng cách học truyền thống là yêu cầu trẻ viết từ mới nhiều lần hay hỏi bằng tiếng Việt “Máy tính trong tiếng Anh là gì?...”. Việc này sẽ biến vốn từ vựng của trẻ không thể sử dụng được hoặc trẻ phải qua cầu nối là ngôn ngữ mẹ đẻ mà không có phản xạ tức thời.

Não của trẻ khá linh hoạt trong việc tiếp nhận ngôn ngữ. Trẻ học ngôn ngữ thứ hai cùng với ngôn ngữ mẹ đẻ có thể bị lẫn lộn ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời. Nhưng sau đó, khi lớn dần lên, trẻ phân biệt rất rõ giữa ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ nào trẻ thích, vùng não ngôn ngữ tiếp nhận các ngôn ngữ khác nhau cũng riêng biệt.

Việc học thêm một ngôn ngữ giúp con phát triển hơn tư duy ngôn ngữ, khả năng trình bầy, diễn đạt tốt hơn rất nhiều so với trẻ chỉ biết một ngôn ngữ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ