Vậy, quy trình, thủ tục để giải quyết Đơn từ chức của Chủ tịch HĐT một trường đại học công lập như thế nào?
Việc bình thường nhưng cần thống nhất
Trao đổi với Báo GD&TĐ, PGS.TS Huỳnh Văn Chương (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế) cho rằng, việc Chủ tịch HĐT hay Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng xin từ chức cũng là việc bình thường như với các vị trí lãnh đạo khác trong xã hội.
Từ khi có Luật số 34, Nghị định 99/2019/NĐ-CP có hiệu lực đến nay, đã mang lại nhiều thay đổi rất tích cực cho cơ sở GDĐH. Trong đó nổi bật là tăng tính tự chủ cả về học thuật, nhân sự, cơ cấu bộ máy, tài chính… cho cơ sở GDĐH.
Bên cạnh những điểm thuận lợi, PGS.TS Huỳnh Văn Chương nhận định cũng còn một số điểm không thuận lợi, do có sự hướng dẫn, chỉ dẫn khác nhau của các văn bản, nghị định, thông tư giữa các Bộ liên quan và đặc biệt do cách hiểu còn khác nhau. Cụ thể là công tác kiện toàn HĐT, Chủ tịch HĐT, quyết định nhân sự Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ HĐT để đảm bảo tính pháp lý.
“Khi áp dụng Luật số 34, Nghị định 99, Nghị định 115… để xây dựng quy trình công nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài, miễn nhiệm chức vụ quản lý trên còn gặp nhiều khó khăn. Do mỗi cơ sở đào tạo còn có cách hiểu, vận dụng khác nhau để đưa vào quy chế tổ chức, hoạt động. Điều này dẫn đến hệ lụy thực hiện xong quy trình nhưng không được chấp nhận hoặc yêu cầu phải có sự điều chỉnh…” - PGS.TS Huỳnh Văn Chương nhận định.
Theo PGS.TS Huỳnh Văn Chương, nên chăng Bộ GD&ĐT cần có một văn bản hướng dẫn thống nhất chung về quy trình công nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài, miễn nhiệm thời gian giữ chức vụ quản lý đối với viên chức quản lý Chủ tịch HĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng theo các bước cụ thể.
Bởi cơ sở GDĐH không giống với các đơn vị hành chính sự nghiệp thuần túy khác. Ở đây có cả Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐT, Hiệu trưởng... nên khi áp dụng Nghị định 115 vào điều kiện thực tế không phải đều thuận lợi.
Quy trình giải quyết thôi chức Chủ tịch HĐT
Trên cơ sở chủ trương bầu HĐT mới được cơ quan quản lý trực tiếp cho ý kiến, Phó Chủ tịch (nếu có), hoặc Thư ký HĐT (nếu không có Phó Chủ tịch) tổ chức họp HĐT để bầu Chủ tịch HĐT mới và gửi hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định công nhận.
Cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định công nhận Chủ tịch HĐT (mới) trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ HĐT hiện tại…”.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng
Trao đổi về thủ tục để giải quyết đơn từ chức của Chủ tịch HĐT, Tiến sĩ - luật sư Nguyễn Thị Kim Phụng (Giám đốc Công ty Luật TNHH Kim Phụng và Cộng sự, nguyên Vụ trưởng Vụ GDĐH - Bộ GD&ĐT) cho rằng luật không quy định từng trường hợp. Từ các quy định có tính nguyên tắc mà chúng ta có thể suy ra.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, việc giải quyết thôi giữ chức vụ quản lý theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật Viên chức và Nghị định số 115/2020/NĐ-CP. Cụ thể, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đơn, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc Phó Chủ tịch HĐT phải trao đổi với Chủ tịch HĐT về việc xin thôi giữ chức vụ; nếu Chủ tịch HĐT rút đơn thì dừng việc xem xét.
Nếu Chủ tịch HĐT không rút đơn thì phải triệu tập cuộc họp tập thể lãnh đạo gồm: Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy (nơi không có Ban Thường vụ Đảng ủy), Chủ tịch HĐT, Phó Chủ tịch HĐT (nếu có), Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng để xem xét về việc Chủ tịch HĐT xin từ chức.
Tập thể lãnh đạo biểu quyết hoặc bỏ phiếu và kết luận theo đa số; trường hợp tập thể lãnh đạo là số chẵn, có kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu 50/50 thì kết luận theo ý kiến của bên có người chủ trì và gửi kết luận sang HĐT để xem xét quyết định.
Tiếp đến là họp HĐT để thảo luận, tham khảo ý kiến của tập thể lãnh đạo để biểu quyết và ra nghị quyết về việc cho/ không cho Chủ tịch HĐT thôi giữ chức vụ.
Nếu cho Chủ tịch HĐT thôi giữ chức vụ thì lập Hồ sơ gửi cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định công nhận việc cho Chủ tịch HĐT thôi giữ chức vụ. Hồ sơ xin công nhận việc cho Chủ tịch HĐT thôi giữ chức vụ bao gồm: Tờ trình của Hội đồng trường; Các văn bản có liên quan: Quyết định công nhận Chủ tịch HĐT; Đơn từ chức của Chủ tịch HĐT; văn bản kết luận của tập thể lãnh đạo, nghị quyết của HĐT; Biên bản họp và biên bản kiểm phiếu của tập thể lãnh đạo; Biên bản họp và biên bản kiểm phiếu của HĐT; và các tài liệu khác có liên quan, nếu có.
Đồng thời, cơ sở GDĐH xin cơ quan quản lý trực tiếp chủ trương cho bầu Chủ tịch HĐT mới; giao cho Phó Chủ tịch hoặc Thư ký HĐT chỉ đạo các công việc của HĐT sau khi Chủ tịch HĐT được công nhận cho thôi giữ chức vụ cho đến khi bầu được Chủ tịch HĐT mới.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng lưu ý, trước khi cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định công nhận việc cho Chủ tịch HĐT thôi giữ chức vụ thì Chủ tịch HĐT vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
“Chủ tịch HĐT không được thôi giữ chức vụ trong trường hợp đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật” - TS Nguyễn Thị Kim Phụng lưu ý.