Giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp trong ngành Giáo dục

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, chủ trì hội nghị.

 Chiều 26/3, Bộ GDĐT, Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, chủ trì hội nghị.

Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Thông tư liên tịch 06, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: Bộ Công an và Bộ GDĐT đã chỉ đạo các lực lượng chức năng quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung phối hợp. Chất lượng các mặt công tác phối hợp của hai ngành được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.

Lực lượng Công an đã triệt phá nhiều vụ án trong lĩnh vực an ninh chính trị nội bộ. Công tác giáo dục phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong ngành Giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức về vai trò, vị trí của công tác này ở cấp Bộ cũng như ở các cơ quan quản lý giáo dục địa phương, các nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên được nâng cao rõ rệt.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, phát biểu tại hội nghị.
  Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, phát biểu tại hội nghị.

Hệ thống tổ chức và chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học đã được kiện toàn, đi vào nền nếp, hoạt động tương đối hiệu quả từ cấp Bộ đến các nhà trường. Đến nay, 100% sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố, trên 90% các cơ sở giáo dục ĐH trong toàn quốc đã ký chương trình phối hợp với ngành Công an cùng cấp triển khai Thông tư liên tịch 06.

Công tác giáo dục, tuyên truyền thông qua các hoạt động ngoại khoá được tiến hành thường xuyên, thể hiện bằng nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn, thu hút được HSSV tham gia. Công tác kiểm tra, đôn đốc được coi trọng với sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng công an, chính quyền địa phương. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, thi đua xây dựng đời sống văn hóa trong trường học được duy trì thường xuyên.

Vai trò của Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong nhà trường được đề cao và là lực lượng chủ lực trong việc tổ chức những hoạt động, sân chơi lành mạnh cho đoàn viên, HSSV. Kết quả quan trọng là đã giữ vững được sự ổn định về chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự trong các trường học, từng bước đã kiềm chế, đẩy lùi ma tuý, tệ nạn xã hội và tội phạm, bạo lực học đường ra ngoài khuôn viên nhà trường.

Cùng tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa, đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn THCS Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo một số Sở GDĐT và trường ĐH; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và Bộ Công an...
 Cùng tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa, đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn THCS Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo một số Sở GDĐT và trường ĐH; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và Bộ Công an...

Bên cạnh những kết quả nổi bật, công tác phối hợp giữa hai Ngành vẫn còn một số tồn tại: Công tác quán triệt, triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06 ở một số địa phương chưa đầy đủ; công tác trao đổi thông tin, phối hợp nhận định, đánh giá, dự báo tình hình có lúc, có nơi chưa kịp thời; thông tin chủ yếu do lực lượng Công an phát hiện và tham mưu kiến nghị, xử lý; nhiều đơn vị thuộc ngành Giáo dục chưa chủ động trao đổi, chỉ đến khi vụ việc nảy sinh phức tạp mới đề nghị phối hợp giải quyết nên gây khó khăn cho công tác xử lý.

Công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài; quản lý sinh viên nước ngoài, giáo viên, tình nguyện viên nước ngoài tại Việt Nam còn khó khăn, hạn chế. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong các kỳ thi và các hoạt động lớn của ngành Giáo dục có nơi, có lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu, để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận...

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Bộ Công an và Bộ GDĐT sẽ tiếp tục phối hợp hướng dẫn các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục rà soát, nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động GDĐT; xây dựng, hoàn thiện quy trình tổ chức kỳ thi các cấp, kỳ thi HSG quốc gia, kỳ thi THPTQG, bảo đảm chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Tập trung điều tra, xác minh làm rõ, đề xuất xử lý nghiêm đối với những sai phạm tại Hội đồng thi THPTQG năm 2018 tại các địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp trong ngành Giáo dục, bảo đảm quyền lợi cho người dạy, người học. Đặc biệt không để xảy ra các vụ việc bạo lực học đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự trường học, an toàn của cán bộ, nhà giáo và người học. Phát hiện, nhân rộng mô hình phối hợp hiệu quả giữa hai ngành trong tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch 06; kịp thời đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác phối hợp.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an ninh, trật tự, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ... Hướng dẫn thực hiện những quy định của pháp luật về an ninh, trật tự với cán bộ, nhà giáo, người học nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về kiến thức pháp luật...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ