Giải quyết bất bình đẳng trong giáo dục: Vai trò quan trọng của trường học

GD&TĐ - Các nhà hoạch định chính trị và các chính trị gia dành nhiều thời gian cho những khoảng trống thành tích giáo dục cá biệt ở Mỹ, than phiền nhiều nhất là trình độ học vấn của trẻ em nghèo, thường đi học với rất nhiều trẻ em nghèo khác trong cộng đồng thiếu tài nguyên, cũng như các lớp học nghiêm ngặt và thiếu thốn.  

Nhờ các chính sách hợp lý và tiềm lực xã hội, Mỹ đang làm tốt hơn hầu hết các quốc gia khác trong việc đảm bảo công bằng trong giáo dục
Nhờ các chính sách hợp lý và tiềm lực xã hội, Mỹ đang làm tốt hơn hầu hết các quốc gia khác trong việc đảm bảo công bằng trong giáo dục

Cơ hội duy nhất cho trẻ nghèo

Dù vẫn còn rất nhiều vấn đề, cũng như thường xuyên gặp phải chỉ trích, nhưng Mỹ thực sự đang làm tốt hơn hầu hết các quốc gia khác khi nói đến việc san bằng sân chơi, theo một báo cáo mới kết luận rằng không có quốc gia nào trên thế giới đã giải quyết hoàn toàn bất bình đẳng kinh tế - xã hội trong giáo dục.

“Nếu bạn đến từ một gia đình nghèo, bạn thực sự chỉ có một tấm vé để hòa nhập: Một ngôi trường tốt”, Andreas

Schleicher, Giám đốc Giáo dục và Kỹ năng tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, công bố báo cáo hôm 23/10, cho biết trong một cuộc gặp gỡ báo chí.

“Nếu bạn bỏ lỡ chiếc thuyền đó, bạn sẽ không có cơ hội thứ hai. Vì vậy, việc cung cấp giáo dục công bằng hơn chắc chắn là đặt cược mạnh nhất của chúng tôi để tạo ra một sân chơi đẳng cấp hơn”.

Báo cáo dày 192 trang mang tên “Bình đẳng trong giáo dục” đánh giá mức độ thành tích của học sinh ở hơn 70 quốc gia, được chia nhỏ theo tình trạng kinh tế - xã hội và dựa nhiều vào dữ liệu từ kỳ thi quốc tế được đánh giá là Chương trình đánh giá học sinh quốc tế.

Yếu tố quan trọng nhất trong thành tích của học sinh là hồ sơ kinh tế - xã hội của trường, theo kết luận của các nhà nghiên cứu. Những học sinh theo học ở những trường có lợi thế sẽ thực hiện các bài thi tốt hơn trong các kỳ thi quốc tế, một phát hiện được nhân rộng bởi hàng chục nhà nghiên cứu Mỹ, được tìm hiểu trên thực tế ở các tiểu bang và các khu học chánh trên khắp đất nước.

Schleicher nói: “Việc họ được đến trường để học tập thật sự rất quan trọng. Điều quan trọng nữa, là những thứ đó không được viết bằng đá”.

Trẻ em tại một trường học ở Ba Lan vào năm 2013. Báo cáo cho thấy, trẻ em Ba Lan theo học ở các trường có hoàn cảnh khó khăn có thành tích học tập tương đối tốt so với các quốc gia khác
Trẻ em tại một trường học ở Ba Lan vào năm 2013. Báo cáo cho thấy, trẻ em Ba Lan theo học ở các trường có hoàn cảnh khó khăn có thành tích học tập tương đối tốt so với các quốc gia khác

Vai trò quan trọng của trường học

Nghiên cứu của Schleicher và các cộng sự chỉ ra rằng, trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015, một số quốc gia đã thể hiện sự cải thiện về công bằng trong giáo dục, cho thấy rằng, kết quả học tập của học sinh phụ thuộc ít hơn vào các yếu tố kinh tế - xã hội so với trước đây.

“Mỹ là một ví dụ điển hình”, Schleicher nói, đồng thời chỉ ra rằng mặc dù trình độ học vấn của học sinh ở Hoa Kỳ nói chung là trì trệ, trình độ học vấn của học sinh từ những hoàn cảnh khó khăn đã tăng lên.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ở mọi quốc gia, gần một nửa số học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo học ở những ngôi trường có điều kiện hạn chế. Nói cách khác, đó là những môi trường học tập chất lượng thấp và nghèo nàn về cơ sở vật chất. Đây là điều mà những nhà hoạch định chính sách ở Mỹ luôn phản đối và không cho phép xảy ra trong nước.

“Về cơ bản, những học sinh này bị thiệt thòi tới hai lần: Họ đến từ một gia đình nghèo và họ theo học một ngôi trường cũng có hoàn cảnh khó khăn”, Schleicher nói.

Báo cáo của Schleicher chỉ ra dữ liệu thống kê: Trung bình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn học tại các trường có lợi thế cao hơn 78 điểm so với những em học ở các trường có hoàn cảnh khó khăn, tương đương với hơn hai năm rưỡi học tập. Điều đó đặc biệt đúng ở các nước như Bỉ, Bulgaria, Pháp, Hungary, Cộng hòa Slovak, Slovenia và Hà Lan, nơi học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo học các trường có lợi thế cao hơn 130 điểm so với các trường có hoàn cảnh khó khăn.

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy tại một số ít các quốc gia, hệ thống giáo dục phục vụ cho tất cả trẻ em được chú trọng và hoạt động rất hiệu quả. Ví dụ ở Phần Lan, Na Uy và Ba Lan, những học sinh theo học các trường có hoàn cảnh khó khăn vẫn có kết quả học tập tốt.

“Nghèo đói không phải là số phận”, Schleicher nói.

Theo US.News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…