Loại bỏ định kiến giới
Theo Sumita Kumari, một giáo viên tại Trường Jawahar Navodya Vidyalaya ở thành phố Dakshin Dinajpur (bang West Bengal), khoảng 80% dân số Ấn độ sống ở các khu vực nông thôn, nơi nhiều trẻ em có khả năng phải đối diện với các quan niệm nhất định về vai trò của từng giới.
“Trong môi trường nông thôn, tồn tại sự chia rẽ lớn về phát triển của hai giới. Đầu tiên là tự do của các bé gái bị hạn chế. Tiếp đó là sự phân biệt rõ ràng về công việc của bé trai và bé gái” - bà cho biết.
Trong quan niệm của xã hội Ấn Độ, các bé trai được mong đợi làm việc bên ngoài trong khi bé gái phải bận rộn với việc trong nhà. Nếu một bé gái muốn tham gia vào các môn thể thao như bơi lội, bóng đá hay bóng chày các em sẽ trở thành nạn nhân của bất bình đẳng giới.
Các nữ sinh tỏ ra mạnh mẽ, bạo dạn và tự tin hơn khi được tham gia vào môn thể thao vốn mặc định là giành cho nam giới |
“Trong khi đó, nếu một bé trai thích nấu ăn hoặc muốn học múa, khi đó cả xã hội sẽ không tán thành và chế giễu và cô lập cậu” - Sumita Kumari phân tích.
Dự án thay đổi động thái, thay đổi suy nghĩ, được điều hành bởi Hội đồng Anh, hy vọng sẽ khắc phục được thái độ này của xã hội thông qua môn bóng chày và múa. Theo ông Gemmell đến từ Hội đồng Anh, đó là kỹ năng làm việc nhóm, đoàn kết cùng nhau và môn bóng chày là một môn thể thao giúp kết nối được các kỹ năng này”.
Ông Gemmell cho biết: “Những gì chúng tôi đang nỗ lực làm với chương trình là nhằm khai thác sức mạnh phi thường của thể thao trong việc thúc đẩy các vai giới tính tích cực và giúp các HS nam và nữ tham gia vào các hoạt động cùng nhau tại các trường trên toàn Ấn Độ
Trẻ em tham dự vào chương trình này sẽ được học một loạt các bài học về kỹ năng múa và chơi bóng chày chẳng hạn như vũ đạo và chuyển động, đánh bóng và lăn bóng. “Một số bài học là về vũ đạo và chơi trò chơi” - ông Gemmell giải thích – “Đó là vấn đề về thách thức khuôn mẫu và khẳng định rằng không tồn tại những điều mà chỉ bé trai hoặc bé gái mới được làm. Đồng thời, đó là một phần mà nội dung các bài học múa truyền tải”.
Các lớp học sẽ được bao gồm các hoạt động nhằm cung cấp cho giáo viên sự tự tin để tiếp tục khích lệ các vai tích cực cho cả học sinh nam và nữ tham gia. “Chúng tôi hy vọng rằng điều nhỏ bé đó có thể thay đổi hành vi hoặc khiến các em sẽ nghĩ khác đi cách thức mà họ thường nghĩ hay lựa chọn khi trưởng thành” - ông Gemmell nói.
Sự chuyển động tích cực
Cô Kumari là một trong số những giáo viên tham gia giảng dạy thử nghiệm của chương trình được triển khai bởi Hội đồng Anh hợp tác cùng Câu lạc bộ bóng chày Marylebone và Học viện múa Hoàng gia. Trong dự án, cô dạy trẻ em một điệu múa mới kết hợp hành động của môn chày với các bước nhảy của Ấn Độ.
Buổi đầu của chương trình, kết quả thật thảm hại: Không có mấy HS hào hứng tham gia. Theo cô Kumarri, vấn đề nằm ở chỗ bọn trẻ cảm thấy không thoải mái.
Một cậu bé nói: “Làm sao chúng em múa được với các bạn gái?”. Một cậu khác lại khăng khăng: “Chơi bóng chày con gái thì hoàn toàn không thể được”. Trong khi đó, các bé gái phân trần: “Chúng em thậm chí không biết biết cách cầm gậy, chúng em không thể chơi bóng chày được đâu”.
Nhưng không lâu sau đó thái độ của bọn trẻ bắt đầu thay đổi. “Tôi phải tư vấn, trò chuyện và khích lệ bọn trẻ rất nhiều cũng như trò chuyện với cha mẹ các em” - cô Kumari cho biết – “Sau đó, các bé gái cảm thấy tự tin hơn để chơi bóng và bé trai cũng bắt đầu múa. Bọn trẻ bắt đầu cởi mở hơn với tôi và chia sẻ các vấn đề của các em”.