Giải pháp tháo gỡ khó khăn trong giáo dục Âm nhạc

Bà Vũ Mai Lan - chuyên viên Âm nhạc, Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ tại hội nghị
Bà Vũ Mai Lan - chuyên viên Âm nhạc, Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ tại hội nghị

Những băn khoăn về đội ngũ

Bà Vũ Mai Lan cho biết, hiện Hà Nội có 816 giáo viên Âm nhạc cấp THCS/624 trường. Trong đó, 40% giáo viên có trình độ ĐH tốt nghiệp ngành sư phạm Âm nhạc; 60% giáo viên được đào tạo trình độ CĐ tốt nghiệp chuyên nghành sư phạm Âm nhạc. Tất cả đều đạt tiêu chuẩn về trình độ và năng lực chuyên môn.

Tuy nhiên, việc bố trí giáo viên dạy môn Âm nhạc còn tồn tại một số trường chỉ có 1 giáo viên dạy 22 đến 25 lớp, kiêm nghiệm thêm công tác tổng phụ trách, tổ chức các hoạt động phong trào âm nhach  trong nhà trường. Bên cạnh đó, ở những trường nằm tại quận trung tâm, có đến 4 giáo viên nhạc dạy trong một trường có 40 lớp. Hơn nữa, giáo viên dạy nhạc còn kiêm nhiệm thêm công tác Tổng phụ trách, tổ chức phong trào của trường.

Cũng theo bà Lan, bên cạnh ưu điểm năng lực sư phạm tốt, chuyên môn vững, yêu nghề, nhiệt tình trong giảng dạy, tổ chức hoạt động phong trào trong nhà trường, hiện tại còn một số giáo viên âm nhạc lớn tuổi, tâm lí ngại cập nhật, ngại đổi mới. Một số giáo viên Âm nhạc cùng lúc phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau (Tổng phụ trách - Chủ nhiệm - Bí thư đoàn và nhiều các hoạt động ngoại khóa khác). Chính vì vậy giáo viên dạy Âm nhạc chưa có nhiều thời gian tập trung cho việc phát triển năng lực giảng dạy bộ môn...

Ở một số đơn vị trường học có giáo viên chuyên môn tốt, say nghề, nhưng chưa được sự quan tâm, tạo điều kiện về thiết bị dạy học, cơ sở vật chất của ban giám hiệu do tâm lí coi môn Âm nhạc là môn phụ. Bởi vậy, giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc không được phát huy khả năng...

Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Âm nhạc

Từ thực tiễn dạy học Âm nhạc nói chung, về đội ngũ giáo viên Âm nhạc nói riêng, bà Vũ Mai Lan cho rằng, thời gian tới, Bộ GD&ĐT cần có kế hoạch rà soát, kiểm tra về cơ sở vật chất và việc dạy học môn Âm nhạc ở THCS trong toàn quốc.

Qua đó, Bộ GD&ĐT nắm được cơ sở vật chất ở từng địa phương, việc thừa hay thiếu giáo viên, chất lượng dạy và học của bộ môn để có giải pháp như tăng cường đào tạo, bổ sung đội ngũ giáo viên, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn những nội dung cần thiết để xây dựng và phát triển một đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS đầy đủ và có chất lượng.

Riêng nội dung tập huấn, song hành cùng tổ chức các đợt tập huấn trực tiếp cho giáo viên, Bộ GD&ĐT cần xây dựng hệ thống học tập trực tuyến, trong đó tích hợp hướng dẫn thực hiện chương trình, thiết kế minh họa các nội dung cụ thể bằng âm thanh, hình ảnh video minh họa, việc tổ chức dạy học, định hướng về phương pháp giảng dạy. Các video minh họa đảm bảo về chất lượng - gần như nội dung mẫu để giáo viên lấy đó là điểm chuẩn, từ đó phát triển, sáng tạo vận dụng phù hợp với địa phương.

Cũng theo bà Vũ Mai Lan, Bộ GD&ĐT cần có tiêu chí rõ về điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện về con người. Trường hợp đã được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt mà nhà trường vẫn không triển khai, lí do giáo viên không đủ trình độ, thì có hình thức điều chuyển giáo viên. Lựa chọn giáo viên trên địa bàn có trình độ, say mê, luôn học hỏi trau dồi chuyên môn về giảng dạy những trường đã đủ điều kiện triển khai chương trình mới môn Âm nhạc. Đặc biệt, tránh việc lãng phí đầu tư cơ sở vật chất, trường thừa, trường thiếu…

Về đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nhạc trong tương lai, bà Vũ Mai Lan cho rằng, Bộ GD&ĐT cần chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên Âm nhạc, các khoa sư phạm Âm nhạc đầu tư xây dựng chương trình, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung các tín chỉ trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm âm nhạc, bám sát vào nội dung dạy và học Chương trình GDPT mới.

Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo ngành sư phạm Âm nhạc đầu tư máy móc thiết bị, kiện toàn một đội ngũ giảng viên có trình độ công nghệ thông tin cao, nhất là khả năng sử dụng phần mềm âm nhạc chuyên nghiệp cũng như các phần mềm hỗ trợ khác cho thiết kế, giảng dạy âm nhạc… Đó cũng là điều kiện cần thiết mà các cấp lãnh đạo, các ban ngành cần hết sức quan tâm nhiều hơn nữa.

Riêng đội ngũ giáo viên giảng dạy cấp THPT, bà Vũ Mai Lan đề xuất, nên tuyển dụng đối tượng giáo viên dạy cấp THPT là những sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, CĐ, ĐH từ các trường đào tạo chuyên nghiệp như: CĐ nghệ thuật Hà Nội, Học viện Âm nhạc Quốc gia… Đội ngũ sinh viên này chắc chắn đảm bảo, đáp ứng được việc thực hiện chương trình mới theo lộ trình năm 2022 - 2023 dạy âm nhạc cấp THPT hiệu quả, chất lượng.

“Trên thực tế qua các cuộc kiểm tra chuyên môn tại Hệ thống các trường Ngoài công lập như Vinschool, Olympia, Nguyễn Siêu… thì đối tượng giáo viên được tuyển chọn giảng dạy môn Âm nhạc ở đây là đối tượng giáo viên tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp đào tạo ngành Thanh nhạc, Ghita, Piano… chuyên môn giỏi, giáo viên có thể bao quát, cập nhật phương pháp mới rất nhanh khi họ đã có nền tảng kiến thức cơ bản chuyên sâu” – bà Vũ Mai Lan chia sẻ.

Bộ GD&ĐT cần có biện pháp quản lý, tổ chức thẩm định chặt chẽ, hiệu quả các bộ sách giáo khoa. Ngoài tài liệu sách giáo khoa cần có thêm nhiều tài liệu tham khảo có chất lượng để phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập - bà Vũ Mai Lan

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.