Tiêu chuẩn và quy trình KĐCLGD phổ thông
GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Trung tâm KĐCLGD - ĐHQG Hà Nội cho biết, ở Việt Nam, KĐCLGD đại học hay phổ thông đều có điểm chung là thực hiện theo quy trình đánh giá (bao gồm tự đánh giá, đánh giá ngoài và thẩm định công nhận chất lượng) dựa trên các tiêu chuẩn tiêu chí để xác định mức độ nhà trường/chương trình đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng GD.
Quy trình KĐCLGD phổ thông hiện nay ở Việt Nam được thực hiện theo quy trình gồm 4 bước: Tự đánh giá của các cơ sở GD; đăng ký đánh giá ngoài của các cơ sở GD; đánh giá ngoài cơ sở GD; công nhận cơ sở GD đạt tiêu chuẩn chất lượng GD và cấp giấy chứng nhận chất lượng GD. Trong quy trình này, hoạt động tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài là trách nhiệm của các cơ sở GD; tổ chức đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục là thẩm quyền của Sở GD&ĐT.
Quy trình đánh giá, KĐCLGD phổ thông được thực hiện theo quy trình chung với chu kỳ 5 năm gồm các bước: Tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài, đánh giá ngoài và công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục bao gồm: Đầu vào, quá trình, đầu ra (kết quả); với 5 tiêu chí (tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; hoạt động giáo dục và kết quả GD). Mỗi tiêu chuẩn có một số tiêu chí; mỗi tiêu chí có 3 chỉ số.
Đối với tiêu chuẩn KĐCLGD phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường mầm non gồm 5 tiêu chuẩn và 29 tiêu chí và 87 chỉ số (Thông tư số 25/2014/TT-BGDDT ngày 7/8/2014) và Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phổ thông (Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012) trong đó: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường tiểu học gồm 5 tiêu chuẩn. 28 tiêu chí, và 84 chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng THPT gồm 5 tiêu chuẩn, 36 tiêu chí, và 84 chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT gồm 5 tiêu chuẩn, 36 tiêu chí, 108 chỉ số.
Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động KĐCLGD
Cùng với việc triển khai hoạt động KĐCLGD bậc đại học, hoạt động KĐCLGD mầm non, phổ thông và thường xuyên đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo triển khai gần 10 năm qua.
Theo thống kê của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) tính đến tháng 5/2017, trong đó 43.896 trường phổ thông (gồm các bậc học mầm non tiểu học, THCS, THPT, TTGDTX) đã có 41.850 cơ sở hoàn thành tự đánh giá (chiếm 36.2%). Số trường đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chiếm 98,9% số trường đã được đánh giá ngoài.
Đã có hơn 20.000 cán bộ quản lý, giáo viên các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các cơ sở GD mầm non, phổ thông và thường xuyên được được Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về đánh giá ngoài. Đội ngũ cán bộ khá đông đảo này, cơ bản đã góp phần quan trọng trong việc triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng và KĐCLGD tại các địa phương.
Trong gần 10 năm triển khai hoạt động KĐCLGD các cơ sở GD phổ thông đã gặp những thuận lợi cơ bản: Đã được tạo dựng Hành lang pháp lý cho hoạt động KĐCLGD phổ thông; Bộ GD&ĐT đã ban hành hệ thống văn bản cho hoạt động KĐCLGD tương đối đầy đủ; các cơ sở GD đã có nhận thức về tầm quan trọng của công tác KĐCLGD; đã hình thành được đội ngũ cán bộ được bồi dưỡng về kiến thức trong công tác này.
Sở GD&ĐT là cơ quan quản lý GD trực tiếp các cơ sở GD phổ thông đã có chỉ đạo sát để các cơ sở GD đồng loạt triển khai thực hiện KĐCLGD. Việc phân cấp cho các Sở GD&ĐT thực hiện hoạt động đánh giá ngoài giúp các Sở có thể chủ động trong việc xây dựng kế hoạch KĐCLGD phù hợp với tình hình của địa phương hàng năm, đồng thời cũng giúp cho hoạt động KĐCLGD có thể được triển khai đồng loạt trên phạm vi toàn quốc.
Thành viên các đoàn đánh giá ngoài là cán bộ, GV của các cơ sở GD phổ thông ở địa phương nên có sự am hiểu sâu sắc về tình hình, bối cảnh GD của địa phương, do đó, giúp việc đánh giá chất lượng các trường sát thực hơn, trọng tâm hơn.
Hoạt động đánh giá ngoài đã phát huy được tác dụng nhất định đối với các cơ sở GD phổ thông, là một kênh thông tin tư vấn, giúp nhà trường nhận thấy rõ hơn thực trạng để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng hợp lý, thiết thực hơn.
Vui tới lớp |
Cần phát triển mô hình tổ chức KĐCLGD phổ thông
GS.TS Nguyễn Quý Thanh cho rằng, thực tiễn triển khai trong thời gian qua còn những bất cập, hạn chế cần khắc phục như chất lượng đánh giá chưa đồng đều ở các tỉnh, thành; chưa có chính sách, cơ chế đầu tư phù hợp từ kết quả đánh giá; chưa tạo được niềm tin thực sự của xã hội đối với các kết quả đánh giá.
Hiện tại, Việt Nam có 4 tổ chức KĐCLGD đại học được thành lập và đi vào hoạt động tương đối ổn định. Với đội ngũ các kiểm định viên được đào tạo bài bản, được trang bị các kỹ thuật đo lường đánh giá, kết quả đánh giá chất lượng các cơ sở GD và các chương trình đào tạo cho đến nay đã bước đầu được xã hội công nhận và được các trường ĐH, CĐ sử dụng làm căn cứ, động lực để cải tiến chất lượng đào tạo của mình.
Do đó, để đảm bảo thông suốt trong quá trình quản lý cả hệ thống GD quốc dân, nên thống nhất giao cho các tổ chức KĐCLGD đảm nhiệm triển khai thực hiện KĐCLGD đối với các cấp học và trình độ đào tạo trong đó có mầm non, phổ thông và GD thường xuyên. Để triển khai các hoạt động KĐCLGD, các tổ chức KĐCLGD nên thành lập thêm các phòng chuyên môn và thiết lập