Giải pháp giúp nâng cao năng lực nghiên cúu khoa học cho sinh viên thời 4.0

GD&TĐ - Trong bài tham luận tại Hội thảo "Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0", Ths Chu Thị Hương Nga - Học viện Quản lý Giáo dục - đã đề xuất giải pháp nâng cao năng lực nghiên cúu khoa học cho sinh viên thời 4.0.

Nâng cao năng lực nghiên cúu khoa học cho sinh viên thời 4.0. Ảnh minh họa/internet
Nâng cao năng lực nghiên cúu khoa học cho sinh viên thời 4.0. Ảnh minh họa/internet

Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học

Một trong những đề xuất của Ths Chu Thị Hương Nga là giải pháp về định hướng nghiên cứu khoa học cho sinh viên thông qua hoạt động dạy học và hướng dẫn sinh viên NCKH trước yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.

Ths Chu Thị Hương Nga cho rằng, việc định hướng cho sinh viên nghiên cứu khoa học đòi hỏi người cán bộ, giảng viên phải nắm rất chắc phương pháp nghiên cứu khoa học, có kỹ năng phát hiện vấn đề trong lý luận cũng như thực tiễn, có kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề, có kỹ năng trình bày và báo cáo một cách khoa học...

"Nói một cách khác, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, giảng viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, thường xuyên kết nối và cập nhập thông tin mới, áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học; tăng cường mô phỏng, số hoá bài giảng, triển khai đào tạo trên mạng; tập trung dạy sinh viên cách tư duy phản biện và tư duy sáng tạo, cách phát hiện vấn đề mới.

Bởi khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở giai đoạn phát triển mạnh, những thông tin, kiến thức sách vở hôm nay sẽ nhanh chóng lạc hậu so với ngày hôm sau; khi đó, sinh viên cần biết thích nghi, biết cách tìm tòi và tự hình thành những kỹ năng cần thiết mới có thể tồn tại và theo kịp thời đại" - Ths Chu Thị Hương Nga trao đổi.

Cũng theo Ths Chu Thị Hương Nga, giảng viên cần định hướng cho sinh viên ngay trong quá trình giảng dạy. Bằng nội dung môn học, bằng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, bằng các hoạt động khoa học trong và ngoài trường, giảng viên có thể giúp sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa học và sử dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu; định hướng sinh viên nghiên cứu những đề tài mang tính chất liên ngành.

Cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tạo động lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên

Ngoài ra, theo Ths Chu Thị Hương Nga, cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây được coi là giải pháp quan trọng nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cúu khoa học cho sinh viên thời 4.0.

Ths Chu Thị Hương Nga phân tích: Để tạo điều kiện cho sinh viên thuận tiện truy cập thông tin, tạo động lực khuyến khích sinh viên hứng thú hơn, say mê với hoạt động NCKH hơn, đưa đề tài có giá trị ứng dụng trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, cần phải quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động NCKH của sinh viên.

Cơ sở vật chất cho hoạt động NCKH là thư viện internet, môi trường nghiên cứu và kinh phí. Đây là những điều kiện không thể thiếu cho hoat đông NCKH ngày nay, rất cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong và ngoài trường.

Thư viện cần có nhiều sách và tài liệu tham khảo, có nhiều nguồn tài liệu mở kết nối với thế giới, đặc biệt cần có nhiều sản phẩm NCKH mới, phong phú, đa dạng ở trong nước và quốc tế.

Sinh viên có thể chọn lọc những khoá luận tốt nghiệp, những tiểu luận môn học có giá trị, những công trình, bài báo trên thế giới mang tính khoa học cao để tham khảo. Hệ thống máy tính hoà mạng internet cần hoàn thiện và bổ sung trong các khu thư viện, ký túc xá, lớp học.

"Thêm vào đó, nhà trường có hỗ trợ kinh phí cho sinh viên NCKH theo mức độ hoàn thành đề tài, đề tài có tính ứng dụng cao và có chế độ khen thưởng như sự ghi nhận cho những nỗ lực, sáng tạo và nghiên cứu khoa học nghiêm túc của sinh viên, về mặt thực tiễn, giải pháp này góp phần rất lớn trong việc tạo động lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên" - Ths Chu Thị Hương Nga nhấn mạnh.

Giảng viên cần khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận các nguồn thông tin nghiên cứu mới ở thư viện, Internet kết nối với thế giới;

Giao các bài tập có tính chất nghiên cứu cho cá nhân cũng như cho nhóm sinh viên; tổ chức cho sinh viên tự tìm đọc tài liệu, đọc các công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, trao đổi ở các diễn đàn chính thức và không chính thức; tổ chức thi học phần kết thúc môn học bằng hình thức làm tiểu luận;

Sinh viên sẽ học được rất nhiều từ việc thực hiện các tiểu luận, học cách tìm, đọc và tổng kết tài liệu, xác định vấn đề, phương pháp thực hiện, làm việc nhóm, trình bày và bảo vệ, định hướng sinh viên viết bài đăng tạp chí quốc tế và chuyển giao những giá trị nghiên cứu vào thực tiễn...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...