Giải mã kiến trúc La Mã xưa

Một nhóm các nhà nghiên cứu do TS Anthony Ingraffea của Đại học Cornell (Mỹ) đứng đầu đã tiết lộ những manh mối lý giải cho sự trường tồn của những tượng đài kiến trúc La Mã như Colosseum và Pantheon.

Giải mã kiến trúc La Mã xưa

Hơn 2.000 năm trước, người La Mã đã phát triển một công thức chuẩn để làm vữa giúp liên kết các viên sỏi, đá tạo thành từ tro núi lửa và gạch để xây dựng công trình.

Các nhà khoa học đã mất 180 ngày để tái tạo kết cấu và so sánh với những công trình xây dựng La Mã cách nay 1.900 năm, đặc biệt là cấu trúc của hợp chất calcium-alumino-silicate tạo ra độ bền trong xây dựng.

Trang Sci-News dẫn lời TS Marie Jackson, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, họ đã dùng X-quang để quét qua nhiều điểm khác nhau nhằm hiểu được vi cấu trúc giúp công trình tồn tại hàng ngàn năm.

Hiện nay, bê tông được tạo ra bởi chất liệu chủ yếu là xi măng. Nhưng để sản xuất xi măng cần phải nung nóng hỗn hợp đá vôi và đất sét ở 1.450 độ C nên rất tốn năng lượng và phát thải rất nhiều khí nhà kính. Ước tính, việc sản xuất xi măng tạo ra 7% khí CO2 trên toàn cầu hằng năm.

Trong khi đó, vữa của người La Mã xưa gồm 85% là tro núi lửa cùng với nước và vôi nung ở nhiệt độ thấp nên ít phát thải khí gây hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sci-News dẫn lời TS Marie Jackson cho rằng, chúng ta nên học cách làm vữa như người La Mã để hạn chế khí carbon nhưng vẫn đạt độ bền cơ học qua thời gian.

Theo Thanh Niên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những nét chữ đầu tiên của các học viên.

Lớp học thắp sáng hy vọng

GD&TĐ - Không có phần thưởng hay tấm bảng danh dự, nhưng lớp học đặc biệt tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lai Châu lại thắp sáng những hy vọng.

Tình nguyện viên nhiệt tình hỗ trợ thí sinh tại Điểm thi Trường THPT Việt Trì (TP Việt Trì, Phú Thọ).

Chung tay tiếp sức cho sĩ tử

GD&TĐ - Trong ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đều tự tin bước vào phòng thi và đa phần rời phòng thi với gương mặt rạng ngời.