Rắn, loài vật nguy hiểm và chết chóc, tồn tại hàng nghìn năm ở mọi dạng địa hình trên Trái Đất luôn là đề tài khám phá hấp dẫn của con người.
Từ những khu rừng rậm không có bóng người đến những sa mạc nóng bỏng và nơi đại dương xanh thẳm, loài rắn vẫn tồn tại rồi thích nghi để trở thành những tay "sát thủ máu lạnh" đáng sợ bậc nhất hành tinh.
Chúng có đủ sức mạnh để chẳng sợ ai, vậy tại sao chúng lại tự tử hay việc nhai đuôi không phải là hành vi tự giết mình như những gì chúng ta nhìn thấy.
Tiến sĩ Ajit Varki thuộc trường Đại học California (Mỹ) cho biết, loài rắn ăn đuôi mình là hành động phản xạ "hiểu lầm". Chúng không hề muốn tự sát như nhiều người vẫn nghĩ.
Giải thích điều này, tiến sĩ Varki cho biết: Để thu hút con mồi, một số loài thường vẫy đuôi để "bẫy mồi". Do hạn chế về tầm nhìn, chúng thiên về phản xạ nhiều hơn.
Do đó, hành động vẫy đuôi khiến chúng lầm tưởng đó là con mồi và dẫn đến hành động nuốt đuôi mình. Nọc độc chúng sở hữu lúc này trở thành vũ khí khiến chúng tự giết mình (trường hợp của loài rắn cây nâu Australia).
Nguyên nhân thứ 2 khiến loài rắn nhai đuôi, theo giải thích của chuyên gia thuộc Viện Smithsonia (Mỹ), đến từ tập tính săn mồi theo khả năng định vị mùi của loài rắn.
Khi đi săn mồi, ở nơi mà chúng trườn qua, mùi con mồi vô tình bám vào đuôi chúng. Do hạn chế về tầm nhìn nên chúng tưởng đó là con mồi ngay cạnh.
Theo phản xạ, chúng nhanh chóng nhai phần đuôi mà chúng tưởng là con mồi béo bở.