Giải “bài toán” giảm CO2 trong không khí

GD&TĐ - Thiên nhiên đã trang bị cho Trái đất một số “bể chứa carbon”, giúp con người chống lại biến đổi khí hậu. Những bể chứa carbon này có thể hút và loại bỏ carbon khỏi khí quyển một cách hiệu quả.

Trồng cây xanh có thể làm giảm lượng CO2.
Trồng cây xanh có thể làm giảm lượng CO2.

Sabine Fuss - nhà kinh tế học ở Berlin đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Mercator về Tài nguyên Toàn cầu và Biến đổi Khí hậu. Các nhà khoa học nhận thấy, trồng rừng và tái trồng rừng là những bể chứa carbon tự nhiên nổi tiếng.

Rất nhiều cây xanh có thể cô lập khí nhà kính carbon dioxide (CO2) từ khí quyển để quang hợp - một phản ứng hóa học sử dụng năng lượng của Mặt trời để biến carbon dioxide và nước thành đường và oxy.

Theo một nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Science, trồng 1 nghìn tỷ cây xanh có thể lưu trữ khoảng 225 tỷ tấn (205 tỷ tấn) carbon, hoặc 2/3 lượng carbon do con người thải vào khí quyển kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu.

Theo Jane Zelikova - nhà sinh thái học và nhà khoa học chính tại Carbon180, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ các chiến lược loại bỏ carbon, quản lý đất nông nghiệp là một cách tiếp cận loại bỏ carbon tự nhiên khác có rủi ro tương đối thấp. Học viện Khoa học quốc gia phát hiện, lượng carbon lưu trữ trong đất đủ để bù đắp 10% lượng khí thải hằng năm của Mỹ, khoảng 574 triệu tấn CO2, chỉ với chi phí thấp.

Tuy nhiên, theo Sabine Fuss, việc loại bỏ carbon dựa vào tự nhiên, như trồng và tái trồng rừng, có thể mâu thuẫn với các mục tiêu chính sách khác, như sản xuất lương thực. Bởi, các chiến lược này đòi hỏi rất nhiều đất, thường là đất đã được sử dụng.

Do đó, các phương pháp tiếp cận dựa trên công nghệ để loại bỏ carbon là rất quan trọng. Ví dụ, với việc thu nhận không khí trực tiếp và lưu trữ carbon, một quá trình hóa học sẽ rút carbon dioxide khỏi không khí và liên kết với các bộ lọc. Khi bộ lọc được làm nóng, CO2 có thể được thu giữ và sau đó được bơm vào lòng đất. 

Với phương pháp này, thực vật và cây tạo ra một bể chứa carbon. Sau đó, vật liệu hữu cơ được đốt cháy để tạo ra nhiệt hoặc nhiên liệu được gọi là năng lượng sinh học.

Trong quá trình đốt cháy, khí thải carbon được thu giữ và lưu trữ dưới lòng đất. Tuy nhiên, chưa có công nghệ nào trong số này được thực hiện trên quy mô lớn. Bởi, công nghệ này đòi hỏi chi phí vô cùng lớn, ước tính có thể lên tới 400 USD/tấn CO2 được loại bỏ. 

Theo Space

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.