Giá trị của đổi mới gắn với tiến trình phát triển GD&ĐT

GD&TĐ - Đến thời điểm này đã có nhiều ý kiến đóng góp cho Dự thảo Quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và Dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT. Sẽ không cần thiết khi nhắc lại về ý nghĩa to lớn của Kỳ thi THPT quốc gia.

Giá trị của đổi mới gắn với tiến trình phát triển GD&ĐT

Điều tôi muốn nhấn mạnh là giá trị của đổi mới gắn với tiến trình phát triển GD. Kỳ thi THPT quốc gia chắc chắn sẽ góp phần giảm áp lực, gánh nặng thi cử cho người dân và xã hội. 

Đưa việc dạy và học trong các nhà trường đến thực tế hơn, thay bằng lối truyền dạy cũ theo kiểu thầy đọc - trò chép sang hướng đánh giá năng lực, góp phần hình thành phẩm chất của người học, đúng với tinh thần Nghị quyết Trung ương 29 về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT.

Những thay đổi hợp lý

Tại Dự thảo Quy chế tổ chức kỳ thi, Bộ GD&ĐT đã đưa ra thời gian tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia dự kiến vào các ngày 1, 2, 3, 4 tháng 7/ 2015. 

Dựa vào các ý kiến đồng thuận trong xã hội thì có lẽ Quy chế chính thức đưa ra sẽ không thay đổi thời gian so với dự thảo. Cần phải nói thêm rằng, mới đầu theo Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT thì thời gian tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia được ấn định vào các ngày 9, 10, 11, 12 tháng 6/2015. 

Tuy nhiên, mốc thời gian này đã thay đổi thể theo nguyện vọng của đông đảo học sinh và các nhà trường đề nghị tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia vào đầu tháng 7.

Thay đổi này, theo quan điểm của tôi là hoàn toàn hợp lý, vì không chỉ học sinh có thêm thời gian ôn luyện, hệ thống hóa kiến thức, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi mà cũng giúp tạo sự ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh. 

Thêm nữa, điều này cũng giúp các Sở GD&ĐT không phải thay đổi kế hoạch năm học đã công bố từ đầu năm, trong đó có việc tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

Cũng như vậy, Dự thảo Kỳ thi THPT quốc gia quy định việc Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định cụm thi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giao cho các trường đại học chủ trì. Tham gia coi thi, chấm thi là cán bộ, giảng viên ĐH, CĐ và giáo viên THPT. 

Nếu còn ai đó có những quan ngại về việc tổ chức kỳ thi ở các tỉnh miền núi, vùng dân tộc sẽ khiến học sinh đi lại khó khăn cũng như việc đảm bảo các yếu tố cần thiết để đánh giá chính xác thí sinh, đồng thời đưa ra kiến nghị sao cho đơn giản hóa việc tổ chức thi ở khu vực này. 

Tôi cho rằng, Dự thảo của Bộ đã tính đến các yếu tố này và nội dung đã đưa ra quan điểm rất mở là đối với những tỉnh có khó khăn, nếu UBND tỉnh đề nghị, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét thành lập cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Tất nhiên, để đảm bảo việc tổ chức thi nghiêm túc, đúng quy chế, Quy chế cũng nêu rõ: Công tác tổ chức thi ở cụm thi liên tỉnh hoặc cụm thi tỉnh là giống nhau, theo đúng quy định của quy chế thi, cùng một quy trình và đều do trường ĐH chủ trì nhằm đảm bảo sự công bằng, độ tin cậy của kết quả thi ở tất cả các cụm thi trên cả nước.

Thuận lợi cho thí sinh, giảm tải cho xã hội

Chúng ta đều biết rằng, thực ra cách thức tổ chức các cụm thi trong Kỳ thi THPT quốc gia dự kiến năm nay không phải là việc làm mới. 

Kể từ năm 2003 khi còn đang tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ với phương án “3 chung” thì cách thức này đã được thực hiện, cùng với việc nhiều trường ĐH, CĐ tổ chức thi tuyển sinh vào trường mình, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thi theo các cụm thi liên tỉnh ở Cần Thơ, Quy Nhơn, Vinh, nhằm giảm áp lực cho Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, cách thức này đã đem lại hiệu quả to lớn được xã hội ghi nhận và đánh giá cao.

Như thế, có thể thấy nếu cụm thi liên tỉnh của Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức trong năm 2015 này, chỉ là thay đổi tên gọi thôi chứ kinh nghiệm đã có sẵn và đều kế thừa những ưu điểm của mô hình tổ chức cụm thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây là những thành công tốt đẹp đã được các trường ĐH, CĐ trong cả nước tin tưởng và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Nhiều năm nay, khi tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo phương án “3 chung” Bộ GD&ĐT luôn lo lắng sao cho giảm thiểu những tốn kém cho xã hội và người đi thi. 

Việc tổ chức các cụm thi ở địa phương bên cạnh mục đích giảm áp lực cho xã hội thì cũng là giúp các phụ huynh, gia đình giảm chi phí. Nếu trước đây, các thí sinh phải thi tốt nghiệp THPT trong 3 ngày, thi tuyển sinh ĐH, CĐ mỗi đợt 3 ngày.

Theo Dự thảo Quy chế, thí sinh sẽ mất 6 ngày (nếu thi tốt nghiệp và 1 đợt ĐH), 9 ngày (nếu thi tốt nghiệp và 2 đợt ĐH), 12 ngày (nếu thi tốt nghiệp, 2 đợt ĐH và 1 đợt CĐ). 

Giờ đây, số lượng ngày thi của thí sinh đã được giảm thiểu đáng kể, điều này cho thấy Kỳ thi THPT quốc gia với những nội dung đổi mới như vậy chắc chắn giúp thí sinh, gia đình và xã hội tiết kiệm chi phí tiền của gia đình và xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.