Gia tăng trẻ em mắc Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh

GD&TĐ - Để chủ động ứng phó với tình huống số mắc ở trẻ em tăng cao, mới đây, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện gồm Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh tăng số giường điều trị tại khoa Covid-19 lên.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tin về số trẻ mắc Covid-19 tăng trong thời gian học sinh đi học trực tiếp trở lại tại cuộc họp chiều ngày 14/3, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tuần từ ngày 7-13/2 ghi nhận có 449 trẻ; tuần 14-21/2 có 6.799 trẻ; tuần 22-28/2 có 18.522 trẻ và tuần 1-7/3 có 34.202 trẻ mắc Covid-19.

Sở Y tế và Sở Giáo dục cũng đã họp, triển khai các hoạt động như hướng dẫn xử lý F0, có các kịch bản đáp ứng tùy theo điều kiện tình hình. Số trẻ mắc Covid-19 diễn tiến nặng thời gian qua không nhiều nhưng Sở đã chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc sẵn sàng thu dung điều trị trẻ mắc Covid-19.

Đồng thời, để chủ động ứng phó với tình huống số mắc ở trẻ em tăng cao, mới đây, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện gồm Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh tăng số giường điều trị tại khoa Covid-19 lên tối thiểu 300 giường (trong đó có 50 giường hồi sức);

Đảm bảo công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn, các bệnh viện nhi tiếp tục tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và điều trị trẻ em mắc Covid-19 theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em của Bộ Y tế cho các bệnh viện theo cụm điều trị đã được phân công.

Trước đó, trong bối cảnh số lượt trẻ em đến khám tại các bệnh viện Nhi trên địa bàn thành phố do nghi ngờ mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn về việc sẵn sàng thu dung điều trị trẻ em mắc Covid-19 tại các bệnh viện.

Theo Sở Y tế, trong những ngày gần đây, trên địa bàn thành phố ghi nhận số lượt trẻ em đến khám tại các bệnh viện Nhi do nghi ngờ mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của các bệnh viện Nhi, đặc điểm chung của trẻ mắc Covid-19 là sốt, ho và đau họng, rất ít các trường hợp có dấu hiệu nặng.

Để chủ động ứng phó với tình huống số mắc ở trẻ em tăng cao, Sở Y tế yêu cầu các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố tăng số giường điều trị tại khoa Covid-19 lên tối thiểu 300 giường (trong đó có 50 giường hồi sức).

Cùng với đó, đảm bảo công tác chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn, tiếp tục tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và điều trị trẻ em mắc Covid-19 theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em của Bộ Y tế cho các bệnh viện theo cụm điều trị đã được phân công.

Giám đốc các bệnh viện này phải chịu trách nhiệm quyết định cho bệnh nhi mắc Covid-19 điều trị nội trú tại khoa Covid-19 hoặc phòng cách ly tại các khoa lâm sàng khác tùy theo tình trạng bệnh lý của trẻ và phải đảm bảo công tác phòng chống lây nhiễm.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 làm đầu mối tổ chức họp Tổ chuyên gia điều trị Covid-19 ở trẻ em của 3 bệnh viện Nhi, thống nhất và có văn bản tham mưu cho Sở Y tế cập nhật chỉ định xét nghiệm sàng lọc ở trẻ em khi đến khám tại bệnh viện để phù hợp với giai đoạn hiện nay của dịch bệnh.

Đối với các bệnh viện quận, huyện, bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi, tổ chức khám, sàng lọc, điều trị cho trẻ em mắc Covid-19 theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em của Bộ Y tế. Sẵn sàng thu dung, điều trị các trường hợp trẻ mắc Covid-19 mức độ trung bình và mức độ nhẹ đối với các trẻ không đủ điều trị cách ly tại nhà.

Rà soát, chủ động chuẩn bị cơ số giường nội trú ở khu vực điều trị Covid-19 (tối thiểu 30 - 50% tổng số giường) dành để điều trị cho trẻ em mắc Covid-19 tại bệnh viện. Lưu ý chỉ chuyển tuyến trong các trường hợp trẻ có dấu hiệu chuyển nặng, hội chẩn với bệnh viện Nhi tuyến trên trước khi chuyển viện.

Tăng cường công tác hội chẩn từ xa, trao đổi chuyên môn, chuyên tuyến theo đúng cụm điều trị đã được phân công. Tiếp tục cử nhân sự tham gia lớp tập huấn điều trị trẻ em mắc Covid-19 và tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Báo cáo số liệu trẻ em điều trị Covid-19 hàng ngày của đơn vị lên "Nền tảng số quản lý Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Sở Y tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sách giáo khoa Ngữ văn từ năm 1995 - 2024. Ảnh: Văn Lự

Lại bàn thêm về môn Ngữ văn

GD&TĐ - Đề kiểm tra Ngữ văn không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa báo hiệu quan niệm học để thi, học thuộc nhớ nhiều đã kết thúc.

Công Phượng đề xuất mức lót tay siêu khủng ở đội bóng mới.

Công Phượng nhận lót tay ‘khủng’?

GD&TĐ - Công Phượng được cho là mong muốn nhận được số tiền lót tay không dưới 8 tỷ đồng/năm và ký hợp đồng 3 năm tại đội bóng mới.