Gia Lai: 100% cán bộ, giáo viên và học sinh khai báo y tế trước khi nhập học

GD&TĐ - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở GD&ĐT Gia Lai yêu cầu 100% cán bộ, giáo viên, học sinh phải khai báo y tế trước khi nhập học. Các trường cũng chủ động phương án để ứng phó nếu dịch bệnh kéo dài.

Học sinh Gia Lai được đo thân nhiệt, sát khuẩn trước khi vào lớp học ở năm học 2020-2021.
Học sinh Gia Lai được đo thân nhiệt, sát khuẩn trước khi vào lớp học ở năm học 2020-2021.

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Ngày 27/8, ông Lê Duy Định, Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết, đơn vị đã triển khai đến các cơ sở giáo dục một số hoạt động đầu năm học 2021-2022 và tổ chức khai giảng năm học mới.

Cụ thể, toàn tỉnh khai giảng năm học mới 2021-2022 vào ngày 5/9 nhưng không tập trung học sinh.

Theo đó, Sở GD&ĐT đã quán triệt đến các cơ sở giáo dục, đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên khai báo y tế trung thực trước khi nhập học. Qua đó, kiểm soát chặt chẽ nội dung khai báo y tế để kịp thời xử lý các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ, liên quan đến dịch Covid-19. Nếu cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 thì mới cho tập trung đến trường học.

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch Covid-19 tại địa phương, đơn vị. Ngoài ra, xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch Covid-19 dự báo còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, hoạt động dạy và học.

Để đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh khi quay trở lại trường, các cơ sở giáo dục tiến hành vệ sinh toàn bộ phòng học, trong khuôn viên và xung quanh trường học đảm bảo an toàn, sạch sẽ.

Sở GD&ĐT yêu cầu, ngay từ buổi học đầu tiên, bảo đảm 100% học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên được đo thân nhiệt, đeo khẩu trang khi học tập, làm việc và đảm bảo nguyên tắc 5K. Bên cạnh đó, bảo đảm 100 % học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện khai báo y tế trung thực theo quy định.

Nếu phát hiện có trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì các trường phải kịp thời thông tin khai báo y tế để có phương án xử lý. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học (thiết bị đo thân nhiệt, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nước uống, nơi rửa tay bằng nước sạch). Ngoài ra, tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho học sinh, cán bộ, giáo viên về quy trình phòng, chống dịch bệnh và xây dựng phương án xử trí trường hợp có sốt, ho, khó, thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học.

Các trường cũng chủ động chuẩn bị 1 phòng dự phòng để tạm thời bố trí những học sinh có thân nhiệt cao, có biểu hiện nghi ngờ... Đồng thời phối hợp với các cơ sở y tế để được hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. Đối với các trường nội trú, bán trú cần có phương án dạy học, bố trí nơi ăn, chỗ ở cho học sinh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, an toàn thực phẩm khi học sinh tập trung trở lại học tập.

Hỗ trợ học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP Pleiku, Gia Lai) đeo khẩu trang khi ngồi học. Ảnh tư liệu.
Học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP Pleiku, Gia Lai) đeo khẩu trang khi ngồi học. Ảnh tư liệu.

Đối với những em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Sở GD&ĐT Gia Lai chỉ đạo các trường học rà soát số học sinh đi về từ vùng dịch và đang thực hiện cách ly y tế (tập trung, tại nhà và theo dõi sức khỏe) một cách chính xác. Nếu không đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch Covid-19 thì yêu cầu các em đó không đến trường. Bên cạnh đó, có biện pháp giúp đỡ cho học sinh học tập theo chương trình và kế hoạch nhà trường phù hợp với điều kiện của đơn vị.

Còn học sinh đến trường được (không cách ly), nhà trường tiếp nhận và tạo điều kiện cho các em có nguyện vọng vào học tập, đánh giá kết quả học tập, xếp lớp theo đúng đối tượng. Bên cạnh đó, xác nhận kết quả học tập, chuyển giao, tiếp nhận lại học sinh, tiếp nhận chuyển trường nếu học sinh có nguyện vọng.

Còn đối với học sinh không đến trường được (cách ly), nhà trường tổ chức soạn bài theo hình thức hướng dẫn học sinh tự học để chuyển tải bài học đến các em. Đồng thời, kết hợp dạy học trực tuyến (nếu có). Nếu học sinh chưa có sách vở thì vận động, hỗ trợ sách vở cho vào khu cách ly để trang bị cho các em. Đồng thời các nhà trường có kế hoạch cụ thể để tổ chức dạy bổ sung, hoàn thiện kiến thức cho học sinh sau khi trở lại trường.

Riêng những học sinh bị kẹt ở các vùng dịch, chưa kịp về tỉnh Gia Lai, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị rà soát lại số lượng cụ thể. Bên cạnh đó, tuyên truyền, động viên học sinh, phụ huynh yên tâm. Đồng thời, hướng dẫn liên hệ với các trường học ở nơi cư trú để tiếp nhận, tạo điều kiện cho các em học tập theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, có kế hoạch để tổ chức dạy bổ sung hoàn thiện kiến thức cho học sinh sau khi trở lại trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.