Thói quen của mẹ chồng khiến nàng dâu khóc không thành tiếng

Thói quen của mẹ chồng khiến nàng dâu khóc không thành tiếng

Em năm nay 25 tuổi, em mới cưới chồng được 3 tháng và sống chung với gia đình chồng. Em với chồng quen biết qua mạng. Cả hai yêu nhau 2 năm mới cưới. 

Nhà chồng em có 3 chị em, trên chồng em có 2 chị gái đều đã đi lấy chồng. Em biết nếu xác định cưới anh, em sẽ phải sống chung với bố mẹ chồng nên hơi lo sợ.

Lúc đó, chồng em trấn an và nói rằng bố mẹ anh đều hiền lành, dễ tính cả. Mẹ anh tính tình dễ gần, ruột để ngoài da. "Mẹ nói mẹ có 2 cô con gái rồi nên khi em về làm dâu, mẹ cũng coi em như con gái. Em đừng lo lắng nhé!", chồng em động viên.

Cuộc sống ở nhà chồng không đơn giản như em tưởng. Mẹ chồng để ý em từng ý ăn, nết ở. Có gì em làm không phải là bà nhắc nhở với thái độ không hài lòng khiến em chạnh lòng và suy nghĩ nhiều. 

Nàng dâu nào chẳng vậy, ở nhà bị mẹ mắng như tát nước chẳng nghĩ ngợi gì nhưng về nhà chồng, mẹ chồng nói vài câu đêm về cũng suy tư.

Hai chị chồng em lấy chồng ở gần nhà nhưng 2 chị bận con, bận việc nên ít về thăm mẹ. Mỗi lần 2 chị về thăm, mẹ chồng đều bảo em nấu đủ thứ món ngon đãi các chị. Mẹ với các chị ở trong phòng tỉ tê, tâm sự đủ chuyện nhưng bà rất ít khi nói chuyện với em.

Mẹ chồng em mắt kém nên không biết nhắn tin. Ngày nào bà cũng gọi điện, tâm sự mọi chuyện ở trên đời với 2 con gái. Mà câu chuyện của bà chủ yếu là… xoay quanh vợ chồng em. 

Hôm nào em đi làm về muộn, em dậy muộn hay em quên phơi đồ, cất đồ… thậm chí quên cất giầy vào tủ giầy là mẹ chồng em cũng gọi điện "tường thuật trực tiếp" với các chị chồng.

Em thấy nhiều lần phàn nàn với chồng về thói quen này của mẹ chồng nhưng chồng em bảo em cố nhẫn nhịn. "Mà mẹ nói đúng chứ có nói sai đâu. Em làm sai thì phải biết tiếp thu và sửa chữa chứ", chồng em gắt gỏng.

Hôm đó, mẹ chồng em bảo mẹ bị mệt nên nằm ở nhà nghỉ ngơi. Em mua phở để mẹ ăn nhưng bà bảo bà mệt nên không ăn được. Em chạy ra chợ mua con gà với ít ngải cứu về hầm, tẩm bổ cho mẹ chồng. 

Nào ngờ, đi về đến nhà, em thấy mẹ chồng đang ngồi gác chân lên ghế, gọi điện cho các chị chồng giọng vui vẻ, chẳng có gì là mệt nhọc: "Hôm nay, mẹ hơi mệt tí thôi nhưng cố nằm bẹp để xem nó cư xử thế nào. Chán lắm, từ ngày về đây chẳng nấu được món nào nên hồn. Ngay hôm đầu gặp mẹ đã chẳng ưng rồi".

Nghe mẹ chồng nói oang oang trong phòng, em suýt đánh rơi con gà trên tay. Em tủi thân, chạnh lòng lắm. Mẹ chồng chê bai những món em nấu nhưng hôm nào em nấu thì cả nhà đều ăn hết sạch chứ đâu để lại miếng nào.

Mấy hôm nay, em vì chuyện này mà giận dỗi chồng. Em đòi chồng cùng ra ở riêng nhưng chồng nói anh chưa sẵn sàng. Hơn nữa, bố mẹ giờ già rồi, hay đau yếu, giờ ra ở riêng sợ cả hai không thể chăm sóc chu đáo cho bố mẹ. 

Em với chồng vì chuyện này mà chẳng nói chuyện với nhau. Không biết em phải làm sao để tiếp tục chung sống với mẹ chồng với thói quen "khó đỡ" này. Em sợ nếu cứ tiếp tục thế này, em sẽ bị trầm cảm mất.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.