Ở đời có 3 chuyện càng ít nói thì càng ít họa

Cố gắng nói ít 3 câu chuyện này thì cuộc đời bạn sẽ có vận khí, phúc khí vô cùng tốt đẹp.

Người xưa thường có những câu: “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”, "Cái miệng làm hại cái thân", ý nghĩa chính là bệnh do ăn uống không cẩn thận dẫn đến, còn tai họa là do lúc ăn nói không suy nghĩ, bất cẩn tạo nên.

Lời nói có thể là liều thuốc chữa lành tinh thần nếu đó là lời hay ý đẹp, lời yêu thương nhưng sẽ biến thành thứ độc hại hủy hoại từng tế bào tâm hồn nếu đó là lời xấu xa.

Vì thế lời ăn tiếng nói của một người sẽ phản ánh sự cao thấp về mức độ tu dưỡng bản thân và trí tuệ cảm xúc của người đó. Người thông minh, khôn khéo sẽ biết trong quá trình nói chuyện sẽ rất hạn chế hoặc không bao giờ nói ra 3 điều này.

suzy3

Nói những điều khoe khoang về bản thân

Nho gia có câu: Họa phúc của một người còn phải xem người đó khiêm tốn hay kiêu ngạo.

Kiêu ngạo chính là tự tin thái quá vào bản thân, coi bản thân là giỏi nhất, tuyệt vời nhất từ đó coi thường người khác. Hãy nhớ rằng khiêm tốn chính là chìa khóa của sự thành công trong cả cuộc sống lẫn sự nghiệp. 

Khoe khoang về bản thân sẽ chẳng hề mang lại ích lợi gì cho bạn bởi nó khiến người khác cảm thấy bạn quá tự cao tự đạo và không có sự tôn trọng dành cho họ, cảm thấy bạn không phải là một người đáng tin.

Vậy nên họ sẽ ngày càng xa lánh bạn hơn, từ đó bạn sẽ mất dần đi các mối quan hệ và cuối cùng bạn sẽ cảm thấy vô cùng đơn độc với chính bản thân mình.

Nói bí mật thầm kín 

taeyeon63

Ai ai cũng có những bí mật thầm kín khó nói vậy nên khi tìm được 1 người để chút bầu tâm sự bí mật của bản thân chính là một cách để giải tỏa những cảm xúc của bản thân.

Con người, khi có những cảm xúc tiêu cực, bị tổn thương tinh thần, họ sẽ tâm sự giãi bày với bạn bè hoặc người thân thiết, và lúc đó họ rất dễ dàng nói ra bí mật của chính mình.

Bí mật, là thứ khiến người khác vừa tò mò vừa kinh ngạc. Nói ra bí mật của bản thân không đáng sợ. Đáng sợ là bạn nói điều đó cho những người ngồi lê đôi mách, bụng dạ xấu xa, những người đó sẽ coi những bí mật như điểm yếu và từ đó lợi dụng bạn.

Vậy nên, những bí mật thầm kín thì đừng dễ dàng nói ra, trừ phi bạn cảm thấy bí mật này đối với người khác có ích, còn không thì đừng nói ra bí mật của mình với ai đó. Đây chính là bạn đang tự bảo vệ và trân trọng giá trị, những trải nghiệm cuộc sống của bản thân mình.

Nói những điều làm tổn thương người khác

Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, lời nói không khéo dễ làm tổn thương người khác cũng như tổn thương chính mình.

Lời nói khi đã nói ra giống như bát nước đã hắt xuống đất, không bao giờ có thể thu lại được, vì vậy trước khi nói chúng ta hãy "uốn lưỡi 7 lần", suy nghĩ thật kỹ.

69

Không nên bao biện cho sự “thẳng thắn”, "có gì nói đấy" của mình mà buông ra những lời khó nghe, làm tổn thương đến cảm xúc của người khác. Thực chất đó chỉ là sự ích kỷ, giả dối, chỉ nghĩ đến bản thân mà không hề quan tâm đến cảm nhận của đối phương. Tại sao chúng ta không nói những lời góp ý chân thành mang tính xây dựng nhau, thay vì làm đau lòng nhau.

Cuộc sống này chưa đủ mệt mỏi căng thẳng hay sao, vậy tại sao ta không nói với nhau một cách nhẹ nhàng thoải mái nhất? Khi ai đó làm bạn bị tổn thương, bạn cảm thấy tổn thương, vậy không lý do gì bạn lại làm người khác tổn thương. Kẻ tổn thương lại muốn đi tổn thương người khác, liệu bản chất con người có xấu xa đến vậy?

Nếu có người nào đó vô tình làm tổn thương bạn, nếu tha thứ được thì hãy tha thứ. Bởi vì có thể, chính nhờ họ mà bạn học được cách khoan dung, rộng lượng hơn.

Để có những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội, thật sự không quá khó nếu chúng ta biết suy nghĩ chín chắn hơn, cư xử với nhau tử tế và bao dung hơn.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ